Không phải lúc nào lạc quan cũng là liều thuốc cho sức khỏe

  •  
  • 523

Con người nói chung thường lạc quan, họ tin trong tương lai mình sẽ làm tốt hơn trong quá khứ. Chúng ta có thể sẽ tập thể dục, hay ăn kiêng hoặc tiết kiệm tiền để mua một căn nhà. Tuy nhiên, thành kiến về sự lạc quan trong một nghiên cứu mới trên tập san Consumer Research có thể khiến chúng ta thay đổi và đi được lại mục đích lâu dài của chính mình.

Ying Zang, Ayelet Fishbach (trường đại học Ayelet Fishbach, Chicago) và Ravi Dhar (trường đại học Yale) đã nhận thấy những bộ não khác nhau giao hội với thái độ lạc quan cũng khác nhau. Khi con người nghĩ đến tiến bộ của họ trong việc đạt được mục tiêu, họ thường có xu hướng đưa ra quyết định tiêu cực – ví dụ như việc ăn đồ ăn không có lợi cho sức khỏe. Nhưng khi nghĩ đến sự ràng buộc với một cái đích nhất định, con người lại có xu hướng lựa chọn hành động phù hợp với mục tiêu của nó.

(Ảnh minh họa: 43things.com)Các nhà nghiên cứu giải thích rằng: “Ví dụ, khi mục tiêu rèn luyện sức khỏe được đặt ra cho việc luyện tập, hành động đến phòng tập chỉ rõ nhận thức của họ về việc đạt được một phần mục tiêu cũng giống như việc ăn một chiếc bánh ngon nhưng lại béo. Ngược lại, khi một người nhận thức rằng anh ta buộc phải rèn luyện thể lực để khỏe mạnh, hành động đến phòng tập cho thấy sức khỏe đối với anh ta là rất quan trọng. Do đó, anh ta sẽ tự kiềm chế không ăn cái bánh ngon đó để đạt được mục đích cuối cùng.”

Trong khảo sát đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã tiến hành với một nhóm người tham gia về mức độ thường xuyên đến phòng tập vào năm ngoái. Một nhóm lại được hỏi dự đoán về mức độ thường xuyên đến phòng tập vào năm sau – đây chính là mục tiêu cần đạt được. Những người được yêu cầu phải nghĩ về bài tập thể dục để áp dụng trong tương lai có xu hướng uống nước nhiều hơn sôđa có đường so với những người được yêu cầu phải nghĩ về những bài tập họ đã trải qua.

Tương tự như thế, trong một thí nghiệm khác, người tham gia được yêu cầu hình dung và viết ra quy trình hoặc hoàn thành một chế độ luyện tập của họ - đây lại là một cách để gợi thành kiến về sự lạc quan. Sau đó người tham gia sẽ được hỏi đánh giá khoảng thời gian luyện tập và sẽ hoàn thành khảo sát về suy nghĩ của họ đối với thức ăn tốt cho sức khỏe.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi mới chỉ tìm hiểu được chút ít tại sao suy nghĩ lạc quan về việc đạt được mục tiêu trong tương lại lại có ảnh hưởng đến quyết định về mục tiêu hiện tại, và chiều hướng tác động như thế nào. Vì thế, các nhà nghiên cứu thị trường cần phải cân nhắc không chỉ về sự cân bằng của các yếu tố khi đưa ra quyết định, mà mối quan hệ của lựa chọn này với những lựa chọn trong quá khứ và tương lai cũng cần được xem xét.”

Trà Mi (Theo Physorg)
  • 523