Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Khu khai thác mỏ Roros của Nauy là Di sản văn hóa thế giới năm 1980.
Roros là một khu khai thác mỏ và định cư rộng lớn tại Na Uy. Thị trấn này được thành lập năm 1633 tuy nhiên đã bị quân đội Thụy Điển tàn phá, cho đến năm 1679 thì nơi này được xây dựng lại dựa theo những kiến trúc, quy hoạch ban đầu. Thị trấn này được hình thành khi mà những người dân trong vùng phát hiện ra các mỏ khai thác đồng lớn ở đây và nghề đúc đồng bắt đầu phát triển nở rộ nhanh chóng ngay sau đó.
Thị trấn Roros thực tế nằm trên một cao nguyên có độ cao khoảng 630 mét so với mặt nước biển. Cao nguyên Roros được bao bọc bởi rừng bạch dương và thông. Roros có cảnh sắc vô cùng đẹp nhưng lại là nơi có khí hậu vô cùng khắc nghiệt vì vậy mà trước khi phát hiện ra những mỏ đồng không có người sống tại đây.
Kiến trúc hiện nay của thị trấn là kiến trúc được xây dựng lại năm 1679, với 80 căn nhà gỗ và 01 lò luyện kim. Hầu hết các ngôi nhà ở đây có mặt tiền được trang trí bằng gỗ đen mang phong cách kiến trúc thời trung cổ.
Trước khi bị quân đội Thụy Điển phá hủy, thị trấn này có khoảng 2000 ngôi nhà. Do điều kiện đi lại khó khăn, lại sẵn gỗ rừng do đó gỗ được sử dụng triệt để trong các công trình kiến trúc từ nhà dân đến công cộng tại đây. Giai đoạn phát triển nhất, có hàng nghìn công nhân và gia đình của họ sống tại thị trấn vì thế ngoài các công trình nhà dân và nhà máy luyện kim, thị trấn còn có trạm xá và trường học. Tuy nhiên sau khi được xây dựng lại thị trấn chỉ còn 80 ngôi nhà gỗ và một nhà máy luyện kim. Trong số 80 ngôi nhà đó có nhiều nhà được sửa chữa, cải tạo trên cơ sở những ngôi nhà cũ vì vậy cảnh quan chung của thị trấn vẫn giữ được dáng vẻ cũ với kiến trúc cổ điển hài hòa.
Các hoạt động khai thác mỏ tại thị trấn này đã được dừng từ năm 1977, đến năm 1980 Roros được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Hiện thị trấn còn 80 công trình nhà ở bằng gỗ và một nhà máy luyện kim.
Thị trấn khai thác mỏ Roros đã rất phát triển trong suốt 343 năm kể từ khi nó được hình thành vào năm 1633. Hoạt động khai thác tại đây đã được tổ chức liên tục cho đến tận năm 1977 thì dừng hẳn.
Hơn 300 năm hoạt động liên tục với số lượng khai thác lớn, thị trấn khai thác mỏ Roros đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế khu vực và của cả Na Uy. Không những vậy, việc người dân sinh sống và khai thác trong môi trường khí hậu khắc nghiệt như ở Roros cũng cho thấy sự thích nghi với môi trường của con người là vô hạn. Ở một vị trí địa lý có địa hình vô cùng hiểm trở, khó khăn trong việc đi lại. Bên cạnh đó điều kiện khí nhậu không thể trồng trọt, chăn nuôi song thiên nhiên lại ban tặng cho nơi đây trữ lượng đồng lớn. Điều này không chỉ là tiền để cho khởi nguồn cuộc sống của người dân trong khu vực mà còn góp phấn phát triển kinh tế, xã hội. Cũng trong thời gian hình thành và phát triển, thị trấn khai thác mỏ Roros đã hình thành nét văn hóa riêng với quy hoạch kiến trúc và phong tục tập độc đáo.
Khu khai thác mỏ tại thị trấn Roros được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (iii), (iv), (v).
Tiêu chí (iii): Tuy hiện nay không còn là thị trấn khai thác đồng song sự tồn tại của một thị trấn với mỏ khai thác đồng lớn tại Nauy đã minh chứng cho sự phát triển của con người gắn với việc thích ứng với môi trường tự nhiên.
Tiêu chí (iv): Khu khai thác mỏ tại thị trấn Roros và cảnh quan thiên nhiên của nó tạo nên một khu vực có văn hóa riêng, độc đáo với nhiều giá trị nổi bật.
Tiêu chí (v): Khu khai thác mỏ tại thị trấn Roros là ví dụ nổi bật cho sự phát triển hài hòa giữa con người với thiên nhiên, bên cạnh đó hoạt động khai thác tại đây đã góp phần không nho cho sự phát triển kinh tế, xã hội từ đó là sự phát triển văn hóa của vùng.