Kim tự tháp bí ẩn ở Peru khiến các nhà khảo cổ "điên đầu"

  •  
  • 6.910

Các nhà khảo cổ học từ lâu đã đau đầu đi tìm lời giải cho một kim tự tháp bí ẩn có cấu trúc kỳ quái được xây dựng từ hàng trăm năm trước ở Peru dường như mô phỏng dưới hình dạng núi lửa.

Kim tự tháp El Volcan chụp từ trên cao, thấy rõ "miệng núi lửa"
Kim tự tháp El Volcan chụp từ trên cao, thấy rõ "miệng núi lửa". (Nguồn: Antiquity).

Nằm ở Thung lũng Nepeña, không có bất kỳ núi lửa hay bất kỳ cấu trúc nhân tạo tương tự nào ở khu vực này có hình dạng như kiến trúc của kim tự tháp cổ đại này.

Trong cuộc điều tra mới đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một cầu thang bị sập trong lòng đất dẫn đến một lớp bùn trát, một lò sưởi chứa than củi và vỏ sò.

Và, phương pháp đo carbon phóng xạ đã cho thấy sự xuất hiện bất thường của bốn nhật thực toàn phần tại địa điểm này trong khoảng thời gian chỉ 110 năm, cho thấy công trình này có thể đã được sử dụng để "ăn mừng" "chiến thắng của Mặt Trăng với Mặt Trời."

Kim tự tháp kỳ lạ, còn gọi là gò đất này, được tìm thấy lần đầu tiên vào những năm 1960.

Mặc dù chưa biết chính xác thời điểm xây dựng, nhưng công trình này ở gần với trung tâm văn hóa Late Formative (900-200 năm trước công nguyên) của vùng San Isidrio cho thấy nó có thể có liên quan đến giai đoạn này, - theo các nhà khoa học phân tích trong một nghiên cứu mới, được xuất bản trên tạp chí Antiquity.

Nó có chiều cao khoảng 15,5 mét, và có cấu trúc giống như một miệng núi lửa kỳ lạ được đào phía trên đỉnh.

Kể từ khi phát hiện ra, các nhà khoa học đã tốn rất nhiều thời gian công sức để đi tìm lời giải cho cấu trúc kỳ lạ của kim tự tháp này.

Vị trí kim tự tháp El Volcan trên bản đồ
Vị trí kim tự tháp El Volcan trên bản đồ. (Nguồn: Antiquity)

Các nhà khoa học viết trong báo cáo trên tạp chí Antiquity: "Khi nhìn từ xa, địa điểm này trông giống hình nón núi lửa núi lửa, như ở Thung lũng Andahua ở miền Nam Peru, và do đó chúng tôi đã đặt tên cho công trình này El Volcán."

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không có bất kỳ núi lửa nào ở gần El Volcán để làm mô hình đối chiếu cho công trình này, và thực sự cũng không có bất kỳ ví dụ nào về cấu trúc núi lửa được biết đến giống như El Volcán ở Peru hay bất cứ nơi nào khác.

Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số lý giải, trong đó đưa ra hai giả thuyết: một giả thuyết cho rằng "miệng núi lửa" là kết quả của sự xói mòn, và một giả thuyết khác cho thấy nó được xây dựng giống như một núi lửa hình nón và có thể bị ràng buộc với các sự kiện thiên văn.

Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới đây, các nhà nghiên cứu lập luận rằng các hoạt động hoặc quá trình tự nhiên tiếp theo không có khả năng tạo ra cấu trúc này.

Các nhà nghiên cứu đào một cái rãnh trên bức tường phía nam của "miệng núi lửa," lộ ra một cầu thang bị sập, một hàng gạch không nung, và một lớp bùn-thạch cao cách bề mặt 2m.

Họ cũng tìm thấy phần còn lại của một lò sưởi cổ dưới trung tâm của tầng lõi bên trong.

Áp dụng phương pháp đo carbon phóng xạ với lò sưởi, các nhà khoa học đã phát hiện lò sưởi này có niên đại vào khoảng năm 1563, hoặc trong khoảng thời gian từ năm 1492-1602.

Và, trong thời gian này, các nhà nghiên cứu phát hiện ra một điều rất bất thường - một cụm dữ liệu hiếm gặp gồm bốn nhật thực toàn phần.

Các nhà nghiên cứu viết: "Khi nhật thực toàn phần ở bất kỳ vị trí nào xảy ra ngẫu nhiên vào khoảng 360 năm một lần, xác suất xảy ra sự kiện nhật thực 110 năm là 0.0003."

"Những cư dân của khu vực này sẽ không thể có trải nghiệm với một cụm sự kiện nhật thực dày đặc như vậy."

"Có lẽ ít có thể xảy ra rằng bốn nhật thực xuất hiện trong phạm vi quan sát 32 năm giữa các nhật thực năm 1521 và 1543."

Theo các nhà nghiên cứu, những người sống ở vùng ven biển Peru vào thời điểm này, được gọi là Yungas, đã chào đón nhật thực "với niềm vui, không sợ hãi," không giống như người Inca.

Trong khi vẫn chưa rõ lý do tại sao công trình được xây dựng trong hình dạng núi lửa, phát hiện của các nhà khoa học cho thấy kim tự tháp này có thể có quan hệ với hiện tượng nhật thực.

Các nhà nghiên cứu kết luận: "Có thể El Volcán là nơi kỷ niệm chiến thắng của Mặt Trăng (và biển) với Mặt Trời (và đất)".

Cập nhật: 30/04/2018 Theo Dân Việt
  • 6.910