Những phát hiện khảo cổ mới có thể làm thay đổi lịch sử. Bài viết này liệt kê những phát hiện khảo cổ quan trọng trong năm 2017 do website Live Science tổng kết.
Hố khai quật hiện vật.
Khi người Kurd chiếm lại Khorsabad - thủ đô cũ của người Assyria cổ, họ đã tìm thấy rất nhiều mảnh chạm khắc và pho tượng. Hiện vật đã được đưa đến trung tâm khảo cổ để phục chế và bảo quản.
Các nhà khảo cổ và sử học cũng sẽ nghiên cứu và phục dựng lại một phần những hiện vật ở Nimrud. Các nhóm khảo cổ có khả năng sẽ quay trở lại nhiều khu vực của Iraq để bảo tồn và khai quật các di tích.
Mặc dù các hiện vật IS cướp phá đã bị phân tán khắp thế giới, nhưng dần dần sẽ trở về viện bảo tàng ở Iraq và Syria - nơi chúng được bảo tồn, nghiên cứu và trưng bày một cách hợp lý.
Dữ liệu hình ảnh quét kim tự tháp.
Các nhà nghiên cứu thuộc dự án Quét kim tự tháp thông báo rằng: họ tìm thấy hai lỗ rỗng bên trong Đại kim tự tháp Giza 4.500 năm tuổi xây dựng cho Pharaoh Khufu, được đánh giá là một "kỳ quan của thế giới".
Tuy nhiên, nhóm nhà khoa học giám sát dự án cảnh báo rằng các lỗ trống trong dữ liệu của nhóm cũng có thể do phần bên trong của kim tự tháp được xây dựng bằng đá có kích cỡ khác nhau.
Dự án "Quét kim tự tháp" được kéo dài thêm một năm, đủ thời gian thu thập nhiều dữ liệu hơn để trả lời câu hỏi liệu những khoảng trống này có thực không, chúng lớn chừng nào và có chứa gì không.
Một đoạn Cuốn giấy Biển Chết.
Cơ quan Khảo cổ Israel cho rằng còn tồn tại nhiều cuộn giấy cổ ở sa mạc Judean và những kẻ cướp bóc đã thấy một số. Cuộn giấy Biển Chết đầu tiên được phát hiện vào năm 1946 hoặc 1947 trong hang động gần khu vực Qumran.
Vào tháng 10 vừa qua, 25 mảnh Cuộn giấy Biển Chết đã được mua trên thị trường cổ vật. Các học giả nghi ngờ có thể là đồ giả, nhưng người khác cho rằng những kẻ cướp bóc đã phát hiện ra chúng trong hang động.
Từ năm 2002, khoảng 70 mảnh Cuộn giấy Biển Chết được mua bán trên thị trường cổ vật và ngày càng tăng lên. Cũng trong tháng 10, đơn vị chống cướp bóc đã tịch thu một đoạn thư tịch 2.600 năm tuổi đang được bán (mặc dù nó bị tranh cãi là thật hay giả).
Hố khai quật ở Abydos.
Vào tháng 10 vừa qua, một nhóm nghiên cứu thuộc Bảo tàng Penn - Đại học Pennsylvania, đã công bố phát hiện ra một bức tranh 3.800 năm tuổi cho thấy hơn 120 thuyền cổ ở Abydos, Ai Cập. Khung cảnh được thấy nằm gần ngôi mộ Pharaoh Senwosret III.
Chỉ vài tuần sau, một nhóm nghiên cứu Ai Cập đã công bố phát hiện ra một thành phố 5.000 năm tuổi ở Abydos. Thành phố có một nghĩa trang chứa 15 ngôi mộ.
Bức tượng mang yếu tố Hy Lạp.
Các nhà khảo cổ giật mình khi thu thập được đủ loại dữ liệu và hiện vật, như tượng đất nung, tượng vịt, thiên nga, sếu có thể đã bị ảnh hưởng của Hy Lạp nằm trong khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Hơn nữa, một số hài cốt ở phía Yây bắc Trung Quốc mang ADN người châu Âu.
Có phải người châu Âu đã đến Trung Quốc từ thời đại Tần Thủy Hoàng?