Kính viễn vọng SKAO - giải pháp giúp loài người tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất

  •  
  • 103

Chiếc kính thiên văn này có thể giúp nhân loại đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Vào tháng một, Ấn Độ đã gia nhập nhóm dự án khoa học gồm hơn chục quốc gia chế tạo kính viễn vọng lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Với sự kết hợp giữa thiên văn vô tuyến và trí tuệ nhân tạo (AI), kính này sẽ giúp khoa học nghiên cứu sự ra đời và biến mất của những ngôi sao đầu tiên, hay tìm kiếm các hành tinh có sự sống ngoài Trái đất.

Đài quan sát thiên văn (SKAO) trị giá 2,2 tỷ euro (2,4 tỷ USD) là một dự án đầy tham vọng với sự tham gia của 16 quốc gia gồm: Nam Phi, Úc, Anh, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nhật Bản, Ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Thụy Sĩ.

Dự án kính thiên văn SKAO đang thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia.
Dự án kính thiên văn SKAO đang thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia. (Ảnh: RT).

Ấn Độ đã đầu tư 12,5 tỷ Rs (150 triệu USD) cho một cơ sở tại Pune, cách Mumbai 156km về phía đông, một thành phố chuyên tập trung các hoạt động nghiên cứu thiên văn vô tuyến. Cơ sở này được kỳ vọng sẽ sớm trở thành một trung tâm dữ liệu với các siêu máy tính để xử lý lượng dữ liệu khoa học khổng lồ thu được từ kính thiên văn.

Với sự trợ giúp của giao thoa kế vô tuyến, các nhà thiên văn học có thể kết hợp tín hiệu từ nhiều ăng-ten hoặc kính thiên văn để tạo ra hình ảnh sắc nét và sáng hơn so với những gì thu được từ một đĩa ăng-ten duy nhất. Công nghệ này sẽ giúp quét những vùng trời rộng hơn thông qua đĩa ăng-ten của kính thiên văn vô tuyến có phạm vi trải rộng hàng km.

Trải rộng trên hai lục địa Nam Phi và Tây Úc, đài quan sát toàn cầu với sự đóng góp của hàng nghìn nhà khoa học và kỹ sư trên toàn thế giới nhằm phát triển các công nghệ tiên tiến. Họ sẽ sử dụng SKAO để ghi lại những dữ liệu về vũ trụ cho 1,5 triệu laptop mỗi năm.

“Kế hoạch là bắt đầu triển khai đào tạo AI nhằm giải mã thông tin khoa học trong năm nay với khoảng hai petabyte dữ liệu được thu thập và lưu giữ bởi kính thiên văn vô tuyến khổng lồ. Thông qua kế hoạch này, chúng tôi muốn chứng minh rằng Ấn Độ sẵn sàng tham gia một cách tích cực vào nỗ lực chung của nhân loại trong việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất” – Giáo sư Yashwant Gupta, Giám đốc trung tâm vật lý thiên văn vô tuyến quốc gia (NCRA) nói với RT.

Ông Gupta cho biết các nhà thiên văn học và kỹ sư Ấn Độ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hệ thống điều kiển và giám sát đài quan sát – thiết bị điện tử kỹ thuật số cần thiết để xử lý tín hiệu tại cơ sở ở Tây Úc – và phát triển phần mềm cho phần lớn các hệ thống SKAO.

Một bộ phận của kính thiên văn SKAO đang được chế tạo tại vùng Karoo, tỉnh Bắc Cape của Nam Phi: Một dãy gồm 197 ăng-ten đĩa cách nhau 150 km. Nửa còn lại là dãy 131.072 ăng-en hình cây thông Noel cao 2m ở Tây Úc. Những địa điểm được chọn cách xa nơi ở của người dân để hạn chế sự nhiễu loạn tín hiệu.

Theo các nhà thiên văn học, SKAO sẽ giúp loài người hiểu được nguồn gốc của vũ trụ, tìm kiếm người ngoài hành tinh hoặc trí thông minh ngoài Trái đất, tìm kiếm những hành tinh có sự sống giống với Trái đất, khám phá sự ra đời cũng như diệt vọng của hành triệu ngôi sao từ xa xưa.

Các nhà thiên văn học trên thế giới ước tính đài thiên văn này có thể thu tín hiệu vô tuyến từ mọi nơi trong vũ trụ với quãng thời gian ít nhất 50 năm khi các vệ tinh dự kiến được phóng vào năm 2027-2028. Sóng vô tuyến mà tất cả các thiên thể phát ra cung cấp thông tin chính xác hơn sóng truyền từ ánh sáng (các kính thiên văn quang học thường sử dụng) do có thể bị cản trở hoặc chuyển hướng khi gặp bụi, mây hoặc mưa.

Cập nhật: 02/04/2024 kinhtedothi
  • 103