Một mẫu hóa hoạch khủng long mỏ vịt được phát hiện ở Transylvania là loài vật đầu tiên xuất hiện một khối u trên khuôn mặt.
Một mẫu hóa thạch của khủng long mỏ vịt vừa được phát hiện ở Transylvania (Romania). Đây là loài vật đầu tiên xuất hiện một khối u trên khuôn mặt. Dấu hiệu này không phải ung thư mà là một loại u nguyên bào men. Loại u này cũng được tìm thấy trong các loài bò sát đương đại, động vật có vú, và thậm chí là ngay cả con người.
Telmatosaurus transsylvanicus - loài khủng long mỏ vịt, động vật đặc trưng trong thế giới khủng long. Sinh vật đặc biệt này được tìm thấy trong các thung lũng khủng long ở miền Tây Romania và sống cách ngày nay 67 đến 69 triệu năm.
Ngay sau khi khai quật (khoảng hơn 10 năm trước đây), các nhà nghiên cứu đã ghi nhận tình trạng biến dạng của mẫu hóa thạch này. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra hình dạng khác thường đó là gì đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.
Loài khủng long mỏ vịt có khối u trên mặt.
"Phát hiện này là mô tả chưa từng có trong vết tích hóa thạch và lần đầu tiên được ghi chép kỹ lưỡng trong tập tài liệu về loài khủng long lùn. Telmatosaurus được cho là nguồn gốc của phả hệ khủng long mỏ vịt, và sự xuất hiện biến dạng trên mặt trong quá trình tiến hóa của chúng cung cấp thêm bằng chứng rằng những con khủng long mỏ vịt dễ có khối u hơn những loài khủng long khác", Kate Acheson, một nghiên cứu sinh tại Đại học Southampton, cho biết.
Các điều tra viên tìm ra nguyên nhân của sự biến dạng bằng cách sử dụng các chức năng quét Micro-CT, cho phép các nhà nghiên cứu tìm hiểu sâu bên trong hóa thạch mà không làm hỏng giá trị của nó. Khủng long mỏ vịt có khả năng chịu đựng sự đau đớn cao khi khối u đầu tiên bắt đầu phát triển, trong khi con người không thể.
Thực tế là chỉ có hai mảnh của hàm dưới loài động vật này đã được tìm thấy, do đó giới khoa học không thể xác định nguyên nhân dẫn đến cái chết của khủng long con. Predators (các loài ăn thịt) thường tấn công các thành viên có dấu hiệu bị dị tật hoặc bị bệnh trong đàn. Loài khủng long này thường được tìm thấy ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Khi các hóa thạch đầu tiên được phát hiện, các nhà nghiên cứu tin rằng sinh vật này sở hữu bàn chân có màng.
Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy những con vật này sở hữu miếng đệm trên chân, khá giống với những con lạc đà ngày nay. Các sinh vật này sống chủ yếu trên đất liền, mặc dù chúng luôn ở gần các vùng có nước.
Phát hiện này làm sáng tỏ về cách thức giống nhau mà cơ thể khủng long và con người chịu đựng đau đớn. Phát hiện này cũng cung cấp bằng chứng về sự tiến hóa của các khối u ở khủng long. Phân tích các khối u trong các hóa thạch khủng long cổ xưa đã được công bố trên tạp chí Báo cáo khoa học.