Kỳ tích lắp đặt đài thiên văn mạnh nhất

  •  
  • 1.420

Atacama (ALMA) là đài thiên văn vô tuyến mạnh nhất và đắt nhất từng được chế tạo. ALMA được lắp đặt tại độ cao 5.000m trên vùng núi Andes, Chile. Chỉ tính việc vận chuyển khối thiết bị khổng lồ lên cao để lắp chính xác đã là một kỳ công.

>>> Kính thiên văn "khủng" nhất bắt đầu hoạt động

Xe chở antenna ngược dốc 28km lên dãy Andes. ALMA là sản phẩm của chương trình hợp tác đa quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm: Liên minh châu Âu, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Đài Loan và nước chủ nhà Chile.

ALMA sẽ giải mã hàng loạt những bí ẩn về vũ trụ mà con người chưa từng biết tới, nhằm tìm lời giải cho sự hình thành vũ trụ, được ví với “cỗ máy thời gian”, được hoàn thiện toàn bộ với tổng chi phí xây dựng 1,5 tỷ USD.

Kỳ tích lắp đặt đài thiên văn mạnh nhất
Ảnh: Space

ALMA có thể quan sát được những hành tinh nằm cách chúng ta nhiều triệu, thậm chí là tỷ năm ánh sáng với những hình ảnh sắc nét gấp 10 lần kính thiên văn vũ trụ Hubble của NASA. Đây chính là yếu tố giúp các nhà khoa học có thể tìm hiểu được chính xác những gì xảy ra trong vũ trụ cách đây hàng trăm triệu năm.

Cấu thành từ 66 kính thiên văn riêng biệt, ALMA được lắp đặt theo thứ tự nhất định, khả năng quan sát bầu trời của ALMA sẽ được cải thiện đáng nể khi chúng đồng loạt quay về một hướng.

Mỗi antenna riêng biệt có chiều rộng 12m, trọng lượng lên tới 100 tấn. Nằm trên bệ thép lớn, các antenna làm từ sợi carbon mở rộng đổi “khẩu độ thu” từ 152m đến 16km, giúp chúng quan sát những hình ảnh vô cùng sắc nét.

Để di chuyển các antenna cỡ 100 tấn, các nhà công nghệ phải sử dụng một xe tải hai động cơ 700 mã lực. Mỗi xe có tới 28 chiếc lốp để chuyển antenna ngược núi. Điều tuyệt vời là hàng nghìn tấn thiết bị đã được lắp hoàn tất với yêu cầu hết sức khắt khe về độ chính xác của công nghệ cao dưới hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt và địa hình khó khăn như vậy.

Vùng núi Andes có độ ẩm rất thấp và gió rất mạnh với nhiệt độ từ -4 đến 68 độ F. Không khí loãng, trời quang khiến sóng vô tuyến từ vũ trụ truyền tới Trái đất gần như không bị nhiễu loạn hoặc hấp thụ.

Theo Báo Chính Phủ
  • 1.420