Công nghệ ngày càng tiến nhanh, laptop của bạn càng sớm trở thành "đồ cổ", chạy chậm, nhiều tiện ích đi theo phần cứng không có. PC nâng cấp còn dễ chứ laptop thành “một cục” rồi thay thế làm sao? Thế nhưng vẫn có thể nâng cấp laptop một cách dễ dàng dù không phải là toàn bộ.
Bộ xử lý
Bộ xử lý của laptop có thể được thay thế dễ dàng. Khi thay bạn nên để các công ty chuyên kinh doanh laptop thay cho bạn. Bạn thì lại không phải dân chuyên nghiệp dễ gây ra hỏng hóc.
Bộ vi xử lý của laptop được chia ra làm 2 loại: Pentium (Pen) III và PenIV. Vời dòng PenIII cũng được chia ra làm 2 loại PenIII M và PenIII thường. Bạn chỉ có thể nâng cấp bộ xử lý của loại laptop này tối đa là 1,2 GHz cho laptop PenIII M và 1 GHz cho PenIII thường.
Laptop sử dụng bộ xử lý PenIV cũng được chia ra làm 2 loại PenIV M và PenIV thường. Với dòng M, bạn chỉ có thể nâng cấp tối đa 2,4 GHz. Với loại thường, bạn có thể có nhiều lựa chọn hơn bởi dòng “PenIV thường” sử dụng chính bộ xử lý của dòng máy PC nên tốc độ của chúng bạn có thể nâng cấp thoải mái đến 3 hay 3,2 GHz, 3,4 GHz. Tất nhiên với loại PenIV thường, bạn cũng phải lựa chọn bộ xử lý phù hợp với khả năng tối đa của main-board.
Khi lựa chọn bộ xử lý bạn cũng phải lựa chọn tốc độ bus của CPU sao cho phù hợp với mainboard. Với PenIII thì có các loại Bus 66, 100, 133 Mhz ; còn với dòng PenIV thì có các loại tốc độ Bus 133, 400 và 533 MHz. Sự đồng bộ này sẽ giúp laptop chạy tốt và ổn định.
RAM
Với RAM, bạn cũng phải lưu ý chiếc laptop của bạn thuộc dòng nào trong một trong hai dòng PenIII và PenIV. Với dòng PenIII, bạn có thể lựa chọn một trong ba tốc độ Bus của RAM khi thay thế đó là 66, 100 hay 133 MHz. Với bộ vi xử lý dưới 500 MHz, bạn nên chọn loại RAM có Bus là 66 MHz, từ 500-800 MHz bạn hãy chọn RAM có Bus là 100 MHz, từ 800-1.200 MHz thì hãy chọn RAM có Bus là 133 MHz.
Với laptop PenIV, bạn cũng phải lưu ý tốc độ của CPU bởi tốc độ này sẽ giúp bạn chọn đúng được những RAM phù hợp cho chiếc laptop của minh. Với CPU dưới 1,6 GHz, bạn nên chọn loại RAM có Bus là 266 MHz, từ 1,6 GHz trở nên bạn có thể chọn những RAM có Bus tuỳ thuộc vào Bus của main-board và CPU, tuy nhiên nếu 2 tốc độ này như nhau sẽ giúp laptop của bạn chạy nhanh và ổn định hơn.
Khi chọn RAM, bạn nên lưu ý có 2 loại RAM là DDR và DDR2. Với dòng RAM DDR tốc độ Bus từ 266-400 Mhz, còn RAM DDR2 tốc độ Bus có thể là 400, 533 MHz hoặc 800 MHz. Tuy nhiên, công nghệ mới nhất dành cho RAM được áp dụng cho các laptop có tốc độ Bus là 533 MHz. Dòng Centrino Sonoma của Intel có sử dụng FSB (Front Side Bus) cho phép tốc độ Bus lên tới 533 MHz, bộ nhớ đệm cache 2M phù hợp với các laptop sử dụng main board tốc độ Bus 533 MHz.
Cách thay RAM cũng rất đơn giản, bạn không nhất thiết phải mang máy đến nơi bán và thay thế. Mà bạn có thể tiến hành theo trình tự: Lật máy lên, mở nắp vỏ chứa RAM; gạt các lẫy giữ RAM sau đó cậy nhẹ RAM lên; cuối cùng, nhẹ nhàng rút RAM ra. Cách thức cắm RAM mới thực hiện theo chu trình ngược lại.
Ổ cứng
Ổ cứng của laptop cũng được chia làm nhiều loại. Trước hết bạn phải xem xét laptop của bạn thuộc dòng nào, với dòng PenIII có tốc độ CPU dưới 500 MHz, bạn chỉ có thể sử dụng ổ cứng tối đa 40 GB. Với laptop sử dụng bộ vi xử lý PenIV thì lựa chọn ổ cứng thoải mái hơn tới 200 GB.
Khi mua ổ cứng, bạn cũng nên lựa chọn đúng kích thước dành cho laptop của bạn. Có 2 loại ổ cứng, 1 loại có kích thước 2,5 inch dành cho các loại laptop mỏng như Toshiba Portege, Sony dòng T… Loại ổ cứng khác có kích thước 3,5 inch dành cho các loại laptop còn lại như IBM, HP, Compaq… Ngoài ra, bạn cũng nên để ý thông số số vòng quay/phút (rpm), tốc độ càng cao thi tốc độ ghi đọc càng nhanh.
Thông thường, laptop dễ hỏng ổ cứng còn RAM thì ít bị hỏng. Muốn thay thế ổ cứng bạn nên đến các cửa hàng máy tính để thay thế tránh gây hỏng hóc.
Màn hình
Thông thường, màn hình rất ít khi phải thay, chỉ khi nào màn hình bị vỡ do nhiều lý do khác. Giá của mỗi loại màn hình khi thay sẽ dao động từ 200 đến 500 USD tuỳ thuộc loại laptop.
Wireless
Với dòng laptop cũ thì wireless hầu như không được tích hợp ngay trong máy. Để cho máy của bạn có thể lướt web thông qua mạng không dây tại các toà nhà hoặc tại công sở bạn nên nâng cấp thêm cho chiếc máy của bạn.
Có hai cách đó là nâng cấp ngoài và nâng cấp trong. Giải pháp nâng cáp ngoài đơn giản hơn bởi bạn chỉ việc mua một chiếc card không dây chuẩn PCMCA hoặc một thiết bị hỗ trợ kết nối không dây thông qua cổng USB. Việc gắn các thiết bị này rất đơn giản và dễ cài đặt. Thông thường, giá một chiếc card PCMCA không dây khoảng trên dưới 30 USD chuẩn B và từ 50-60 USD chuẩn G tuỳ loại.
Với giải pháp nâng cấp trong thì máy của bạn sẽ gọn hơn nhưng chỉ phù hợp với các dòng máy PenIV bởi chúng thường được để trống chờ sẵn một khe cắm mini PCI, bạn chỉ việc mua một chiếc card không dây Mini PCI và mở máy cắm vào khe trống để chờ sẵn là xong. Tuy nhiên, khi thêm loại card này bạn nên để các chuyên gia thao tác. Bạn cũng có thể thay cho các dòng máy khác, tuy nhiên, bạn cũng phải gỡ khe mini dành cho modem hoặc LAN, điều đó đồng nghĩa với việc được Wireless mất modem và LAN. Giá của loại card này vào khoảng 40 USD cho chuẩn B và 80 USD cho chuẩn G.
CD/DVD
Toshiba Portege M200 Tablet |