Với những tập tính tự nhiên độc đáo, loài ong này đã thu hút giới nghiên cứu học về côn trùng.
Ong "Cúc Cu" Na Uy (Tên khoa học: Chrysididae) có màu xanh ngọc, hình dáng giống ong bắp cày, tuy nhiên điểm khác biệt là ong cúc cu không có những sợi lông để thu thập phấn hoa trên cơ thể như các loài ong khác.
Chúng có khả năng thích nghi với nhiều môi trường khác nhau nhờ vào lối sống kí sinh con cái man rợ của mình (giống như tập tính của loài chim cúc cu) nhưng chủ yếu phân bố ở các môi trường hoang mạc.
Ong "Cúc Cu" có màu xanh lục bảo đặc trưng. (Ảnh : Wikipedia)
Do ngoại hình của ong "Cúc Cu" giống các loài ong bắp cày khiến cho các nhà khoa học gặp nhiều khó khăn trong việc phân biệt (các nhà côn trùng học đã phải vật lộn để phân biệt các loại ong bắp cày trong suốt hơn 200 năm).
Đây cũng là lợi thế giúp ong "Cúc Cu" có thể trà trộn vào tổ của ong bắp cày (Tên khoa học: Vespa) và một số loài ong khác một cách dễ dàng.
Chúng thực hiện âm mưu này nhờ khả năng học "ngôn ngữ giao tiếp" thông qua việc bắt chước những tín hiệu hóa học (Pheromone) giữa các cá thể ong khác để tạm thời "nhập tịch" vào tổ.
Ngay cả ong bắp cày có khả năng nhận biết những cá thể ong có mối quan hệ gần gũi với mình qua những tín hiệu riêng biệt để tránh hiện tượng giao phối cận huyết cũng không thể phát hiện ra "kẻ xâm nhập" trái phép.
Các nhà nghiên cứu ở Na Uy đã gặp khó khăn trong việc phân biệt 2 cá thể ong Cúc Cu bị vướng vào nhau, không thể xác định rằng chúng đều là Chrysis brevitarsis hay là một giống loài mới.
Ong bắp cày Mason. (Ảnh: Wikipedia).
Trong thập kỷ qua, các nhà khoa học đã sử dụng mã vạch DNA để hỗ trợ cho việc phân biệt các loại ong bắp cày tuy nhiên vẫn chưa thật sự chính xác. và giải pháp tối ưu hơn cả đó là xem xét "ngôn ngữ" mà 2 con ong bắp cày sử dụng.
Frode Ødegaard, một nhà côn trùng học tại Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy, cho biết: "Thông thường chúng ta phân biệt các loài côn trùng với nhau bằng hình dáng bên ngoài, nhưng ong bắp cày rất giống nhau nên rất khó".
Ong "Cúc Cu" thường làm tổ trong những thân cây chết, mục ruỗng và nạn nhân cho hành động "trao trứng gửi vàng" của chúng hầu như là ong bắp cày Manson (tên khoa học là Eumeninae).
Điều kinh hoàng ở đây là những quả trứng ấu trùng được ong "Cúc Cu" đặt vào tổ ong khác có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, sau khi ấu trùng ra đời sẽ có 2 xu hướng:
Một số ấu trùng ăn cả ấu trùng của vật chủ và các thức ăn của nó ngay lập tức; những con khác đợi cho đến khi ấu trùng vật chủ ăn nguồn cung cấp thức ăn của nó và đạt đến kích thước đầy đủ, sau đó chúng mới ăn ấu trùng vật chủ.