Trước đây, loại quả này rất ít người để ý, bán đầy ngoài chợ với giá rẻ. Nhưng nhiều năm gần đây, chúng ngày càng được ưa chuộng hơn vì những lợi ích tuyệt vời mang lại.
Ngày nay, xã hội ngày càng có nhiều người mắc bệnh đường huyết cao. Các nghiên cứu mới đây cho thấy tỷ lệ đái tháo đường ở Việt Nam là 7,3%. Tần suất mắc bệnh đái tháo đường đang gia tăng rất nhanh ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung.
Mức độ gia tăng này vượt ra khỏi dự đoán của các tổ chức y tế. Đây là thông tin đáng chú ý về bệnh đái tháo đường được GS, TS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam chia sẻ tại "Hội nghị khoa học về bệnh nội tiết, đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa Việt Nam lần XI, năm 2022".
Chuyên gia này nhận định, đái tháo đường là một bệnh nặng gây tổn thương nhiều cơ quan, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Đồng thời, về phương diện kinh tế-xã hội, đái tháo đường là một gánh nặng vì việc điều trị và chăm sóc rất tốn kém, phức tạp.
Đái tháo đường tuýp 2 là bệnh mãn tính, diễn biến âm thầm. Chuyên gia cũng nhấn mạnh, điều trị dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng và cần thực hiện trong suốt quá trình điều trị đái tháo đường.
Hậu quả của đái tháo đường. (Ảnh minh họa).
Do đó, kiểm soát chế độ ăn hàng ngày là một điều thiết yếu mà ai cũng cần thực hiện để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, dù đã mắc bệnh hay chưa. Trên thực tế, một số thực phẩm xung quanh chúng ta trong cuộc sống rất giàu insulin tự nhiên, nếu ăn thường xuyên có thể giúp chúng ta kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả.
Trước đây, dâu tằm ở Việt Nam là loại quả mọc dại, giá bán rất rẻ, ít người để ý. Nhưng nhiều năm gần đây dâu tằm ngày càng được ưa chuộng hơn vì những lợi ích tuyệt vời mà chúng mang lại.
Có bề ngoài nhỏ bé, nhưng trong một quả dâu tằm có chứa vô vàn chất dinh dưỡng. Bao gồm anthocyanin, resveratrol, polysaccharide, axit tannic, axit chlorogenic, protein hoạt tính... Nó cũng rất giàu vitamin, axit amin và các khoáng chất như canxi, kali, phốt pho, sắt, kẽm, selen..
Theo Đông y, quả dâu tằm có vị ngọt, tính bình là một vị thuốc có thể chế biến thành nhiều món ăn, bài thuốc bổ thận, tráng dương, bổ máu, chống bạc tóc, trợ tiêu hóa, trợ tim mạch...
Đặc biệt, tuy có vị ngọt nhưng với người tiểu đường, dâu tằm là thứ quả cực kỳ có lợi. Trong quả dâu tằm có chứa một chất chống oxy hóa tên là flavonoid. Chất này được chứng minh rằng có thể điều chỉnh sự tăng giảm của lượng đường trong cơ thể. Ngoài ra loại quả này còn có chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất, chất xơ, có thể đem tới hiệu quả kiểm soát mức đường huyết ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Với người tiểu đường, dâu tằm là thứ quả cực kỳ có lợi.
Một số bài thuốc đông y cũng sử dụng dâu tằm trong hỗ trợ điều trị đái tháo đường. Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), người bệnh tiểu đường có thể lấy dâu tằm tươi 30g, thiên hoa phấn 20g, sinh địa 15g, tất cả bỏ vào ấm, sắc với 500ml đến khi còn 150ml, chia làm 2 lần uống hết trong ngày. Dùng liên tục trong vòng 7 ngày sẽ đem tới hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh.
Dù vậy, khi sử dụng dâu tằm, mọi người cũng nên lưu ý những điều sau đây:
Tuy rất hiếm, nhưng quả dâu tằm cũng có thể gây dị ứng, đặc biệt là những quả dâu giập nát hư hỏng hay có dùng thuốc bảo vệ thực vật.
Vì dâu tằm có tính bình nên khi chế biến hoặc tiêu thụ, không dùng chung với các thực phẩm như mướp đắng, cà chua, hạt dẻ nước… nếu không sẽ gây lạnh bụng.
Những người tỳ vị hư nhược, phân lỏng không nên ăn dâu tằm.
Trong nước quả dâu tằm có chứa chất tanin vì thế không nên dùng các loại nồi đồng, sắt, nhôm để nấu vì sẽ phân hủy tannin, gây ra các phản ứng hóa học gây ngộ độc. Chỉ nên nấu dâu tằm trong nồi tráng men, thủy tinh hoặc nồi đất.
Đây là loại rau được nhiều người ưa chuộng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ tiêu hóa tốt. Đặc biệt, thường xuyên ăn mướp đắng còn có tác dụng hạ đường huyết trong cơ thể. Chất glycoside trong loại thực phẩm này là một loại insulin thực vật tự nhiên, có thể giúp ổn định lượng đường trong máu trong cơ thể một cách hiệu quả.
Đậu đen có tác dụng sạch và giảm lượng đường trong máu trong cơ thể.
Trong đậu đen có rất nhiều anthocyanin, có thể loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể con người, có tác dụng làm sạch mạch máu tốt, thúc đẩy tuần hoàn máu, giữ tác dụng sạch và giảm lượng đường trong máu trong cơ thể.
Loại trà này có tác dụng chữa bệnh rất tốt, có thể làm giảm cholesterol trong cơ thể, đồng thời có thể loại bỏ một số chất thải trong mạch máu, giúp làm sạch mạch máu. Trong trà có chứa các chất gọi là charantin có công dụng ổn định huyết áp, các chất có công dụng sinh học như insulin ổn định và kiểm soát lượng đường glucose có trong máu. Ngoài ra, khổ qua rừng còn làm giảm lượng cholesterol có trong máu, từ đó hạ mỡ máu hiệu quả.
Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm trên trong cuộc sống, người tiểu đường cũng nên ăn ít đồ cay, dầu mỡ và một số thực phẩm chứa nhiều đường. Trong đời sống, nên duy trì lượng vận động thể chất phù hợp để cải thiện tuần hoàn máu và điều hòa chức năng của cơ thể, giúp khỏe mạnh hơn từ bên trong.