Loài tắc kè có khả năng "tự tắm rửa" siêu đặc biệt

  •  
  • 1.331

Các nhà nghiên cứu vô cùng bất ngờ trước cơ chế làm sạch da này của loài tắc kè.

>> Giải mã khả năng biến màu kỳ diệu của tắc kè

Khả năng tự làm sạch cơ thể của tắc kè

Mới đây, các nhà khoa học Úc đã phát hiện thấy một khả năng kỳ lạ mới của tắc kè - đó là cơ chế tự làm sạch cơ thể. Để đưa ra kết luận này, nhà nghiên cứu Jolanta Watson đã quan sát kỹ hành vi của một chú tắc kè được đặt trong hộp kính trong thời gian khá dài.

Loài tắc kè có khả năng "tự tắm rửa" siêu đặc biệt

Nhà nghiên cứu Watson cho biết, chú tắc kè sống ở sa mạc Úc - nói có lượng mưa hiếm và nước khan hiếm. Tuy nhiên, khi đêm xuống và sáng sớm, thời tiết ẩm hơn, có thể sản xuất nhiều sương và một số ít sương đã đọng lại trên da của tắc kè. Việc để cho da "ngập úng" trong sương là môi trường màu mỡ để vi khuẩn phát triển, sinh sôi. Do đó, cơ thể tắc kè đã sử dụng cơ chế làm sạch bản thân.

Khi tìm hiểu lớp da của thằn lằn dưới kính hiển vi, các chuyên gia nhận thấy các lớp da của thằn lằn được sắp xếp như mái vòm tròn. Mỗi lớp được bao phủ bởi sợi lông rất nhỏ, dài vài micomet.

Loài tắc kè có khả năng "tự tắm rửa" siêu đặc biệt
Hình ảnh lớp da tắc kè trên kính hiển vi (ảnh trái) và những sợi lông siêu nhỏ trên da (ảnh phải).

Phần da, đuôi của tắc kè có cấu trúc chứa thêm một túi bẫy không khí và ngăn chặn nước thấm vào giữa các khoảng trống của lớp da. Khi giọt sương, giọt nước đọng trên da, tắc kè sẽ xúc tác để các giọt sương hòa vào với nhau. Khi sát nhập vào làm một, chúng sẽ bị bắn ra ngoài.

Các nhà nghiên cứu lý giải rằng, khi các giọt sương đoàn kết lại, chúng mang khối lượng như cũ nhưng diện tích bề mặt tiếp xúc sẽ giảm chút ít. Lúc này, một số năng lượng bề mặt sẽ chuyển thành động năng, khi đủ lớn sẽ "bật" khỏi lớp da của tắc kè và bắn vào không khí.

Loài tắc kè có khả năng "tự tắm rửa" siêu đặc biệt

Tất cả điều này sẽ xảy ra mà không cần sự trợ giúp nào của lực lượng bên ngoài. Theo chuyên gia, điều này sẽ giúp tắc kè có thể tự động làm sạch da dễ dàng. Cùng với nước, những bụi bẩn, bào tử nguy hiểm sẽ theo đó "bắn" ra khỏi cơ thể tắc kè.

Watson cho rằng: "Việc giữ bề mặt một cách sạch sẽ có thể làm giảm sự phát triển của vi khuẩn, nấm trên da. Điều này mở ra cho chúng tôi nhiều ý tưởng mới về việc ứng dụng trên thực tế. Hiện, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu cấu trúc da của tắc kè".

Theo Tri Thức Trẻ
  • 1.331