Loài vẹt có khả năng sử dụng lưỡi để nói

  •  
  • 3.852

Trước đây, người ta không rõ cái gì làm các loài vẹt có khả năng “nhại” rất giỏi tiếng nói của con người? Hóa ra những kẻ bắt chước điệu nghệ, có lông vũ này cũng sử dụng lưỡi để tạo ra các âm thanh tương tự như các nguyên âm, giống như chúng ta vẫn thường làm.

"Vẹt thầy tu" - Myiopsitta monachus

"Vẹt thầy tu" - Myiopsitta Monachus
(Ảnh: backyardbirdcam)

Khi người nói, âm thanh được tạo ra ở thanh quản và sau đó có thể bị biến đổi nhờ cử động của lưỡi trong khoang miệng, nhờ đó chúng ta có thể tạo ra các nguyên âm và phụ âm phức tạp.

Trước đây, nhiều nhà nghiên cứu đã nghĩ rằng các loài chim tạo ra và biến đổi âm thanh bằng minh quản – cơ quan giống như thanh quản. Lưỡi chẳng đóng vai trò gì trong quá trình này.

Người ta biết rằng, các loài vẹt cũng đưa đẩy lưỡi khi “nói”, vì vậy, Gabriel Beckers từ Đại học Leiden – Hà Lan – và các đồng nghiệp đã quyết định nghiên cứu xem những chuyển động này đóng góp bao nhiêu vào khả năng “nhại tiếng” rất giỏi của chúng. Các kết quả của họ được công bố trên Sinh học ngày nay (Current Biology).

Đội nghiên cứu đã tiến hành trên 5 chú “vẹt thầy tu” hoang dã (Myiopsitta monachus). Chúng đã bị bắt và giết như một phần trong chương trình quản lý dịch hại chính phủ tại bang Florida. Ở mỗi con thí nghiệm, họ thay thế minh quản của chúng bằng một máy phát thanh nhỏ xíu và sau đó sử dụng một cái móc để di chuyển lưỡi trong khi ampli giữ vai trò nguồn âm.Đội nghiên cứu đã thấy, với cử động lưỡi nhỏ hơn một millimetre đã tạo ra sự khác biệt lớn về chất lượng âm thanh phát ra, được gọi là formant. Beckers cho biết “nó lớn hơn sự khác biệt giữa âm “a” và “o” ở người”. Ông nghĩ rằng, chúng có khả năng sử dụng lưỡi một cách khéo léo đễ diễn tả chính xác những âm thanh, làm cơ sở cho khả năng bắt trước của chúng.

Irene Pepperberg - Viện Công nghệ Massachusetts – chuyên nghiên cứu về sự phát âm của chim đã cho biết: “Trong tự nhiên, các loài vẹt dường như sử dụng những âm thanh này để giao tiếp. Những khác biệt nhỏ về âm thanh phát ra rất quan trọng với những loài chim này”. Bà đã lấy ví dụ giữa chim sẻ và vẹt để minh chứng: Ở chim sẻ, con đực chỉ hót vào những mùa nhất định trong năm - hấp dẫn con cái. Trái lại, vẹt hót quanh năm. Chắc chắn chúng đã sử dụng formants và các âm thanh khác để truyền đạt thông tin phức tạp như: nhận dạng đồng loại, cảnh báo những nguy hiểm.

Berkers cho rằng: “Phát hiện này cho thấy sự truyền tin của loài vẹt có thể phức tạp hơn chúng ta vẫn nghĩ”.

Pepperberg đã có những dẫn liệu trực tiếp trong lĩnh vực này. Đội của bà đã nghiên cứu loài vẹt xám Châu Phi trong phòng thí nghiệm có tên gọi là Alex qua 27 năm. Alex có thể diễn tả chính xác bằng âm thanh cho các đồ vật, hình dạng, màu sắc và chất liệu, phân biệt được khái niệm giống và khác nhau và đòi những người phục vụ thí nghiệm thay đổi môi trường của nó.

Pepperberg cho rằng, khả năng này của vẹt là vô hại, nó đóng góp vào sự giàu có về ngôn ngữ của chúng.

Những nghiên cứu gần đây gợi ý rằng, có ít nhất hai loài có khả năng tạo ra formants là người và vẹt. Sự hoạt động của lưỡi tạo ra sự phức tạp về âm điệu, một hiện tượng được chứng minh là có lợi cho cả hai loài.

"Vẹt thầy tu" - Myiopsitta Monachus
"Vẹt thầy tu" - Myiopsitta Monachus (Ảnh: pelicanman)

Theo Sinh học Việt Nam
  • 3.852