Lốc xoáy - Vũ khí chiến tranh tương lai

  •   2,54
  • 6.800

Nhiều nhà khoa học quân sự và dân sự ở Mỹ cho rằng, trong tương lai không xa, những cơn lốc xoáy có cường độ mạnh gấp hàng ngàn lần do chính con người tạo ra sẽ là một thứ vũ khí có sức tàn phá khủng khiếp hơn cả bom nguyên tử.

Ngày 4 tháng 5 năm 2007, một cơn lốc xoáy có cường độ trung bình đổ bộ vào bờ biển nước Mỹ, cuốn trôi cả một thị trấn trong nháy mắt. Trước đó, năm 2004, cơn bão “Katrina” và “Rita” đã từng tàn phá dữ dội nước Mỹ.

Nhân sự kiện này, nhiều nhà khoa học quân sự và dân sự ở Mỹ cho rằng, trong tương lai không xa, những cơn lốc xoáy tương tự nhưng có cường độ mạnh gấp hàng ngàn lần do chính con người tạo ra hướng vào lãnh thổ đối phương sẽ là một thứ vũ khí có sức tàn phá khủng khiếp hơn cả bom nguyên tử.

Vũ khí thời tiết dựa trên nguyên lý sử dụng các phương tiện kỹ thuật tác động vào các quá trình diễn ra trong khí quyển của Trái Đất nhằm mục đích quân sự. Trong trường hợp này, môi trường khí quyển ở độ cao từ 10-60 km có giá trị quân sự đặc biệt.

Cơn lốc xoáy điển hình bên bờ biển nước Mỹ (Ảnh: TP)

Năm 1961, Mỹ đã tiến hành thí nghiệm tung 350.000 mảnh kim loại vào tầng trên của khí quyển để thay đổi sự cân bằng nhiệt và đã gây ra động đất ở một số vùng thuộc lãnh thổ châu Mỹ. Về sau, các chuyên gia quân sự Mỹ đã từng sử dụng vũ khí này trong chiến tranh Việt Nam, gây nên lũ lụt và mưa lớn.

Hiện nay, ở Bắc Mỹ có hẳn cả một “khu rừng” ăngten có đường kính tới 24 mét để phóng bức xạ cao tần tác động vào khí quyển trong khuôn khổ một chương trình nghiên cứu mang tên HAARP (High Freguency Active Auroral Resarch Program) dưới sự chỉ huy và tài trợ của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Với “rừng ăngten” này, các chuyên gia kỹ thuật Mỹ dùng sóng vô tuyến tần số cao quét lên khí quyển, tạo ra môi trường plazma và gây nên sóng thần cường độ cao.

Có thể dùng HAARP tác động vào thời tiết, nhưng chưa thể đạt được kết quả trên quy mô lớn như cơn bão “Katrina” hoặc “Rita”. Còn các nhà khoa học Nga có hệ thống nghiên cứu thời tiết mang tên Sura, có tính lưỡng dụng, vừa để điều khiển thời tiết phục vụ mục đích kinh tế, vừa nhằm mục đích làm vũ khí.

Công suất phát sóng của hệ thống HAARP lớn gấp hàng trăm lần so với hệ thống Sura của Nga. HAARP có khả năng chiếu xuyên qua các hầm ngầm sâu dưới lòng đất để phá hoại các thiết bị điện tử. Đã từng xảy ra vụ xìcăngđan giữa Mỹ và các nước châu Âu năm 2002.

Năm đó, ở châu Âu đã xảy ra các trận mưa lụt rất lớn. Các nước châu Âu cho rằng người Mỹ đã dùng “vũ khí điều khiển khí hậu” để tàn phá kinh tế của họ. Các chuyên gia quân sự Mỹ còn dùng các phương tiện nhân tạo để phá hoại tầng ozon trên lãnh thổ đối phương, tạo điều kiện để bức xạ cực tím của Mặt Trời chiếu xuống bề mặt Trái Đất, hủy diệt tế bào sống và gen di truyền, tăng đột biến bệnh ung thư, làm giảm nhiệt độ trung bình của khí quyển và tăng độ ẩm, gây nên hậu quả đặc biệt nguy hiểm đối với những vùng trồng cây nông nghiệp.

Năm 2002, Ủy ban quốc phòng Nga đã đề nghị nghiên cứu tác động của hệ thống HAARP của Mỹ lên thời tiết của Trái Đất. Còn Tổng thống Nga V. Putin đề nghị Liên Hợp Quốc thành lập Ủy ban quốc tế nghiên cứu tác động của các thí nghiệm do Mỹ tiến hành ở Alaska.

Theo nhận xét của một số nhà khoa học Nga, cả Sura và HAARP tạm thời chỉ là “vũ khí thí nghiệm”, chưa thể là “vũ khí điều khiển khí hậu” có thể gây ra chiến tranh lớn trên quy mô toàn cầu, nhưng ai dám chắc điều đó sẽ không xảy ra trong tương lai?

Lê Minh Quang Tổng hợp

Theo Tiền phong
  • 2,54
  • 6.800