Lớp động vật đông nhất Trái đất suy giảm nghiêm trọng

  •  
  • 1.327

Côn trùng là lớp động vật có số lượng đông nhất, có mặt hầu khắp trái đất. Một số nhà khoa học ước tính có thể có đến 30 triệu loài côn trùng.

Tuy nhiên, ngày nay, chính sự đông đảo này lại là một trong những nguy nhân gây suy giảm số lượng côn trùng đáng báo động.

"Có thể lên đến 30 triệu loài"

Các nhà khoa học phun sương thuốc vào cây để bắt côn trùng ở Peru
Các nhà khoa học phun sương thuốc vào cây để bắt côn trùng ở Peru - (Ảnh: Mark Moffett).

35 năm trước, Terry Erwin, nhà sinh vật học người Mỹ đã thực hiện một thí nghiệm để ước tính số loài côn trùng hiện tại. Bằng việc sử dụng một loại thuốc đặc biệt, Terry có thể xua được tất cả côn trùng sống trong vòm lá của loài cây nhiệt đới Luehea seemanniirừng mưa Panama.

Kết quả, Terry phát hiện khoảng 1.200 loài khác nhau trong đó hầu hết thuộc họ cánh cứng, trong đó có rất nhiều loài mới lạ với các nhà khoa học. Terry ước tính rằng có 163 loài đặc thù chỉ được tìm thấy ở loài cây Luehea seemannii.

Từ đó, Terry tính toán rằng nếu có khoảng 50.000 loài cây nhiệt đới, và mỗi cây có 163 loài côn trùng đặc thù sinh sống, nhân lên có thể đến 8 triệu loài, hầu hết thuộc họ cánh cứng sống trong những vòm cây.

Do bộ cánh cứng chiếm tới 40% ngành chân đốt, tính ra số lượng chân đốt lên đến 20 triệu. Ngoài ra, khi tính thêm số loài sống dưới tán rừng, con số đó có thể đến 30 triệu.

Kết quả này đã gây sốc cho chính Terry và đặt ra một cuộc tranh luận về tính thục tiễn trong những nhà côn trùng học.

Tuy nhiên, những phân tích của Terry chỉ ra 2 điều không bàn cãi. Một là có rất nhiều loài hơn so với con số được thống kê khoảng 10 triệu loài. Thứ hai, côn trùng là loài động vật phát triển phong phú nhất trên trái đất.

Dẫu vậy, do sự phát triển như vũ bão trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa của con người, côn trùng đang bị suy giảm nghiêm trọng.

Bộ sưu tập côn trùng của Terry Erwin được trưng bày ở Washington, Mỹ
Bộ sưu tập côn trùng của Terry Erwin được trưng bày ở Washington, Mỹ - (Ảnh: Frans Lanting).

Thách thức từ loài người

Côn trùng có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái, là nhân tố thụ phấn quan trọng nhất cho các mùa vụ, đặc biệt đối với cây ăn trái. Hơn nữa, côn trùng lằ mắt xích nền tảng cho cho hàng ngàn chuỗi thức ăn.

Do đó sự biến mất của chúng là nguyên nhân gây suy giảm số lượng ở nhiều loài khác, như chim chóc (số lượng chim trên các cánh đồng nước Anh đã giảm đi phân nửa từ năm 1970), gà so xám (sống nhờ ăn côn trùng) hay cây bắt ruồi (giảm đến 95%)...

Thậm chí có loài như chim bách thanh lưng đỏ đã tuyệt chủng ở Anh vào những năm 1990 do thiếu thức ăn là những con bọ cánh cứng lớn.

Còn tại Đức, một báo cáo đăng trên The Guardian cho biết số lượng côn trùng bay được ở đây đã giảm ¾ kể từ năm 1989...

Ngày nay, không cần đến con số thống kê chúng ta vẫn có thể nhận thấy sự suy giảm của côn trùng. Ví dụ, lúc trước khi lái xe đường dài qua vùng ngoại ô, côn trùng thường liên tục va vào bạn hoặc kính xe của bạn. Tuy nhiên giờ đây, hiện tượng này không còn nhiều nữa.

Các nhà khoa học xác định có 2 nguyên nhân chủ quan cho vấn đề này: một về văn hóa, một về khoa học. Về văn hóa, người ta thường không quan tâm nhiều đến côn trùng (trừ ong và bướm). Thậm chí, với những người yêu thích thiên nhiên, họ cũng cũng có xu hướng tìm hiểu về hoa cỏ, chim chóc hay các loài thú.

Bướm đêm là một trong những loài đang bị suy giảm nghiêm trọng
Bướm đêm là một trong những loài đang bị suy giảm nghiêm trọng - (Ảnh: Dan Kitwood).

Thứ hai, do số lượng rất lớn, côn trùng không thể được tìm hiểu và tính toán hết số lượng. Ví dụ như ở Anh hiện nay có khoảng 24.500 loài côn trùng, trong đó khoảng 1.800 loài rệp, 4.000 loài cánh cứng, 7.000 loài ruồi và 7.000 loài ong, kiến… tuy nhiên rất nhiều trong số đó chưa được biết đến.

Đặc biệt, một nguyên nhân không thể chối cãi được, đó là do con người. Nền nông nghiệp sử dụng quá nhiều hóa chất đã giết chết nhiều loài côn trùng, đồng thời làm bẩn đất đai trong một khoảng thời gian dài.

Vậy tương lai nào cho loài côn trùng trong thế kỷ 21? Theo The Guardian, tình hình sẽ tệ hơn vì chúng ta đang phải đương đầu với vấn đề cung cấp lương thực nuôi sống 9 tỉ người trên thế giới vào 2050 và lên đến 12 tỉ người vào năm 2100.

Áp lực này có thể khiến con người giết chết nhiều côn trùng hơn và làm tuyệt chủng nhiều loài hơn.

Cập nhật: 26/10/2017 Theo Tuổi Trẻ
  • 1.327