Mẹo vặt giải cứu những đồ dùng trong nhà bị ngập nước

  •  
  • 1.008

Với những bí kíp dưới đây, bạn hoàn toàn có thể khắc phục những vật dụng bị ngấm nước mưa.

Cách giải cứu đồ vật ngập nước cực hiệu quả

Mùa mưa bão đến gần khiến không ít nơi bị lụt lội, cùng với đó nhiều ngôi nhà, vật dụng bị ngập chìm trong nước. Việc đồ dùng ngâm nước sẽ khiến chúng bị hư hỏng, không thể tái sử dụng.

Cùng với đó, nước lũ mang theo rất nhiều vi khuẩn, mầm mống gây bệnh nên nếu không xử lý đúng cách, những vật dụng được giữ lại có thể gây nguy hiểm cho chúng ta.

Vậy phải làm như thế nào? Hãy cùng đến với bài viết sau đây để biết cách xử lý những vật dụng bị ngâm nước.

1. Đối với quần áo

Quần áo là một trong những vật dụng dễ xử lý nhất khi bị ngập nước. Tuy nhiên, nếu xử lý không đúng cách, bạn sẽ không thể loại bỏ những vi khuẩn có trong nước lũ, từ đó khiến bản thân chúng ta mắc các loại bệnh khác nhau. Bước đầu tiên trong quy trình này là phân loại quần áo.

Bạn hãy nhanh chóng phân loại quần áo thành loại có thể giặt và loại chỉ có thể sấy. Các bạn có thể tìm thấy thông tin về điều này trên mác đằng sau áo. Sau đó, tiếp tục chia quần áo giặt được theo hai loại: quần áo trắng và quần áo màu để tránh hiện tượng phai màu ra đồ trắng.

Mẹo vặt giải cứu những đồ dùng trong nhà bị ngập nước

Bạn cũng nên sử dụng vòi xịt, cố gắng rửa càng nhiều bùn đất dính trên quần áo càng tốt. Tuyệt đối, bạn không được cho quần áo dính bùn đất vào máy giặt, vì lượng bùn đất lớn có thể gây tắc ống thoát nước của máy.

Mẹo vặt giải cứu những đồ dùng trong nhà bị ngập nước

Nước giặt quần áo nên để ở nhiệt độ cao nhất cho phép với các loại vải sợi (bạn có thể kiểm tra ở mác sau áo). Ngoài ra, để khử trùng, hãy thêm vào một nắp chlorine trong quá trình giặt đồ trắng.

Đối với quần áo không được giặt cùng chlorine như quần áo có màu, len, lụa… hãy sử dụng loại nước khử trùng không chứa chất này để thay thế.

Nhưng dù đã khử trùng, quần áo vẫn còn có những vết bẩn khác. Lúc này, bạn không nên phơi khô quần áo. Hãy ngâm đồ của bạn qua đêm với bột giặt, sau đó giặt lại bình thường bằng máy giặt.

Mẹo vặt giải cứu những đồ dùng trong nhà bị ngập nước

Bạn cần nhớ khử trùng sạch các vật dụng, mặt phẳng sử dụng trong quá trình phân loại quần áo. Đồng thời, không được cho quần áo ướt vào túi nylon, vì điều này sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Bạn cũng cần khử trùng máy giặt nếu như trước đó nước lũ đã tràn vào máy.

2. Đồ nội thất

Những đồ nội thất có bề mặt cứng như bàn, tủ… không bị ngâm quá lâu có thể tẩy rửa sạch sẽ. Tuy nhiên, hầu hết đồ nội thất bằng nệm hoặc xốp khi ngâm nước lâu ngày đều phải bỏ đi.

Các chất liệu này tạo thành môi trường rất tốt để vi khuẩn phát triển, thậm chí có thể làm lây lan những tế bào nấm nguy hiểm trong ngôi nhà của bạn.

Mẹo vặt giải cứu những đồ dùng trong nhà bị ngập nước

Nếu đồ nội thất bị ngâm nước là đồ có giá trị với gia đình, bạn nên mang ra những nơi trung tâm làm sạch chuyên dụng.

Mẹo vặt giải cứu những đồ dùng trong nhà bị ngập nước

Ngoài ra, nếu muốn tự tay xử lý, hãy nhớ làm sạch chúng ở ngoài trời. Luôn kiểm tra xem phương pháp tẩy rửa có phù hợp không trước khi "ra tay" với những nội thất có giá trị. Ngoài ra, bạn không được phơi trực tiếp vật dụng ra nắng quá lớn, vì có thể làm hỏng cấu trúc của món đồ.

3. Đồ điện gia dụng

Đồ điện gia dụng bị ướt nước mưa đều có thể sửa chữa bởi các thợ điện lành nghề. Họ sẽ cần phải tháo tung máy ra và sấy từng chi tiết càng nhanh càng tốt.

Quá trình sấy khô có thể kéo dài từ 3 ngày đến hàng tuần. Ngoài ra, cần kiểm tra lại cẩn thận trước khi cắm điện, do chỉ cần một lượng nước nhỏ trong mạch cũng có thể dẫn đến chập mạch, gây hỏng thiết bị vĩnh viễn.

Mẹo vặt giải cứu những đồ dùng trong nhà bị ngập nước

Còn đối với những đồ điện bị ngâm nước lâu ngày thì xin chia buồn với bạn, vì khả năng lớn là bạn sẽ phải vứt chúng đi thôi.

4. Các loại giấy

Đối với những tài liệu, ảnh… quan trọng, bạn cần xử lý nhẹ nhàng và cẩn thận. Một mẹo nhỏ cho bạn là hãy đặt những tờ giấy ướt vào tủ lạnh. Tuy nhiên, lưu ý đặt một tờ giấy sáp (giấy nến) giữa các trang giấy trước khi làm đông lạnh.

Mẹo vặt giải cứu những đồ dùng trong nhà bị ngập nước

Việc làm đông lạnh giấy có thể làm chậm quá trình giấy bị phân hủy, đồng thời ngăn được vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, điều này sẽ “câu giờ” cho bạn để tìm cách xử lý phù hợp hơn. Một cách xử lý khác, đó là làm khô tài liệu bằng giấy thấm.

Đối với những bức ảnh hoặc phim, luôn nhớ đặt bức ảnh ngửa lên trên và kèm tờ giấy thấm xuống dưới. Tránh chạm vào bề mặt ảnh, có thể khiến ảnh bị nhòe.

Ngoài ra, không phơi ảnh trực tiếp dưới ánh Mặt trời. Bên cạnh đó các hiệu ảnh cũng cung cấp dịch vụ phục chế những tấm ảnh bị hư hỏng, nên bạn cũng không cần phải lo lắng quá đâu.

Theo Trí Thức Trẻ
  • 1.008