Mối quan hệ cộng sinh giữa cây và kiến

  •  
  • 14.430

Chúng ta vẫn biết luôn có quy luật đối với những hậu quả không thể lường trước – nếu chúng ta rời bỏ vệ sĩ của mình khi hiểm hoạ đã đi qua thì sau đó sẽ mối đe doạ không khác xuất hiện sẽ làm chúng ta phiền lòng. Một nghiên cứu mới đã chứng minh quy luật này cũng đúng với cây keo ở châu Phi.

Trải qua hàng ngàn năm, loài cây bụi đầy gai này đã trở thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ẩn cho những chú kiến hiếu chiến nhằm bảo vệ cây khỏi những động vật muốn ăn lá keo. Đây chính là mối quan hệ cộng sinh có lợi cho cả cây keo và kiến.

Các nhà khoa học khi đang tiến hành nghiên cứu về sự sụt giảm số lượng những loài động vật lớn ở Châu Phi đã băn khoăn không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu những loài động vật này không ăn lá cây keo nữa. Chính vì thế họ đã rào xung quanh một số cây keo để ngăn không cho voi, hươu cao cổ và các loài động vật khác tiếp cận.

Đàn kiến đang chăm sóc cây keo

Đàn kiến đang chăm sóc cây keo. (Ảnh: AP)

Đáng ngạc nhiên là sau một vài năm những cây bị rào trông có vẻ ốm yếu và lớn chậm hơn những họ hàng không bị ngăn cách. Hoá ra là khi không có động vật ăn lá quấy rầy, cây keo không buồn quan tâm đến những chú kiến. Chúng tiết ít mật hoa hơn và mọc ít gai lồi hơn để những chú kiến có nơi trú ẩn. Kết quả là những chú kiến vệ sĩ sẽ phá hoại cây bị thay thế bởi những loài côn trùng khác đục lỗ trên vỏ cây.

Todd Palmer, trợ lý giáo sư ngành động vật học tại đại học Florida nói rằng: “Mặc dù quan hệ cộng sinh giữa cây và kiến dường như có tiến hoá qua một khoảng thời gian rất dài. Nhưng chúng cũng đang tách xa nhau rất nhanh chóng”.

Palmer hiện đang ở Kenya đã giải thích trong một cuộc phỏng vấn qua email: “Trong khoảng thời gian 10 năm, chúng tôi nhận thấy khi động vật có vú không thể ăn lá cây được nữa thì loài kiến cũng ít được sử dụng hơn. Từ đó cây bắt đầu “trả công” dưới dạng mật hoa cho kiến cũng ít hơn.”

Ông nói: “Nếu cách đây 10 năm bạn hỏi tôi rằng chuyện gì sẽ xảy ra nếu tách những động vật có vú cỡ lớn ra khỏi hệ thống thì tôi sẽ trả lời rằng, “tôi dám chắc cái cây sẽ chẳng hạnh phúc gì đâu””.

Thật ra chính động vật ăn lá cây mới là động lực đằng sau cái cây mang lại lợi ích cho những chú kiến. Khi “sự trả công” này bị giảm đi thì đàn kiến vệ sĩ bắt đầu bị đói khiến tổ của nó bị thu nhỏ lại.

Một số đàn kiến giảm bớt các hành vi phòng thủ của mình và bắt đầu đi chăm sóc những tổ côn trùng sống trên cây và tiết mật. Hoặc chúng sẽ bị thay thế bởi một đàn kiến khác kiếm ăn ở một nơi nào đó có thể sống chung với bọ cánh cứng đục lỗ trên thân cây mà loài kiến này có thể dùng làm tổ.

Palmer nói: “Với tôi đó là một bài học rút ra từ nghiên cứu. Sự sụt giảm số lượng của những loài động vật ăn cỏ cỡ lớn dưới tác động của con người có thể gây ra những hậu quả không lường trước được cho môi trường sống của chúng”.

Ted R. Schulz, nhà côn trùng học tại Bảo tàng lịch sử quốc gia thuộc viện Smithsonian cho biết, thiếu động vật ăn cỏ, cây gặp phải một tình huống còn tồi tệ hơn. “Điều này thật đáng ngạc nhiên, nằm ngoài tất cả những gì chúng tôi có thể dự đoán”. Mặc dù không phải là thành viên trong đội nghiên cứu của Palmer, nhưng Schultz cũng đưa ra ý kiến về mối quan hệ cộng sinh khá là phức tạp nhưng cũng cân bằng.

Ông nói: “Hệ thống này cân bằng về số thành viên tham gia: cây, động vật ăn cỏ, đàn kiến trọng tâm và 3 đàn kiến khác luôn tranh chấp nhau để giành chỗ trên cây. Khi tách một thành phần ra khỏi hệ thống - động vật ăn cỏ chẳng hạn – các thành phần khác sẽ thay đổi vị trí của chúng theo một cách mà chúng ta hầu như không thể dự đoán được”.

Vậy liệu cái cây có thể khôi phục lại đàn kiến vệ sỹ của nó nếu những con thú ăn cỏ trở lại một lần nữa hay không? Palmer đi tìm câu trả lời bằng cách cho cây tiếp xúc lại với động vật ăn cỏ “để xem chúng sẽ thiết lập lại mối quan hệ với loài kiến cộng sinh như thế nào; ngược lại liệu sự tái hợp này có vừa đủ, và đúng lúc hay quá sớm hoặc quá muộn”.

Nghiên cứu được Quỹ khoa học quốc gia Hoa Kỳ, viện Smithsonian, Hiệp hội địa lý quốc gia và Chương trình về loài voi châu Phi của ngành các và động thực vật hoang dã Hoa Kỳ tài trợ.

Trà Mi (Theo AP)
  • 14.430