Một loại lá phơi khô có bán ở chợ Việt được ví như insulin tự nhiên

Công dụng của giảo cổ lam
  •  
  • 1.022

Đây là 1 cây dược quý thường tìm thấy ở các tỉnh miền núi nước ta.

Giảo cổ lam là loại cây thuộc họ bầu bí, có tên khoa học là Gynostemma pentaphylium. Nhiều người còn biết đến nó với những tên gọi khác như: cổ yếm, thất diệp đảm, ngũ diệp sâm, thất diệp sâm, thư tràng 5 lá...

Giảo cổ lam được xem là cây thuốc quý của người Việt bởi có tiềm năng rất lớn trong việc chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh mãn tính. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thành phần chính của loại cây này là flavonoid và saponin. Ngoài ra, nó còn chứa các vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như: selen, kẽm, mangan, sắt, phốt pho… Bên cạnh đó, cây giảo cổ lam 7 lá là loại có chứa nhiều hoạt chất saponin nhất, gấp 3 - 4 lần nhân sâm, có tác dụng làm hạ mỡ máu, ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch.

Giảo cổ lam được xem là cây thuốc quý của người Việt
Giảo cổ lam được xem là cây thuốc quý của người Việt.

Bộ phận của loại cây này thường được dùng là lá và cành non. Sau khi phơi khô, bạn có thể hãm thành trà để sử dụng hàng ngày.

Hạ đường huyết

Các nhà khoa học Thuỵ Điển đã phát hiện giảo cổ lam chứa hoạt chất phanosid, có tác dụng ổn định đường huyết cho những bệnh nhân đái tháo đường type 2, thông qua việc kích thích tuyến tụy tiết insulin và tăng sự nhạy cảm của tế bào với insulin.

Hạ mỡ máu

Giảo cổ lam là ‘cứu tinh’ cho những người có hàm lượng mỡ máu cao. Chất saponin trong loại cây này có tác dụng ‘tẩy rửa’ chất béo giống như xà phòng Nó có thể đánh tan các chất mỡ bám trong thành mạch máu và làm trơn láng thành mạch, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể do vậy giúp ổn định huyết áp.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Giảo cổ lam còn có một loại hoạt chất quý với tên gọi Adenosin. Chất này có vai trò hỗ trợ điều hòa hoạt động của tim và mạch, tăng sức mạnh cho tim nên hạ và hỗ trợ ổn định huyết áp. Chính vì những tác dụng như vậy, giảo cổ lam có thể được sử dụng song song với quá trình điều trị bệnh.

Phòng chống ung thư

Một trong những tác dụng được coi là thần kỳ của giảo cổ lam là khả năng ngăn ngừa sự hình thành khối u trong cơ thể, tiêu diệt mầm mống tế bào ung thư. Trong đó, đáng kể là hoạt động của hợp chất saponin ngăn chặn và tiêu diệt tế bào ung thư, nhất là ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư tử cung, …

Tăng cường hệ miễn dịch

Các flavonoid (chất có tác dụng chống lão hóa mạnh) trong giảo cổ lam cùng nhiều acid amin tan trong nước, các vitamin, nhiều nguyên tố vi lượng, đặc biệt giàu canxi hữu cơ… giúp tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, tăng khả năng chịu đựng của cơ tim, giúp tiêu hóa tốt, ăn ngủ tốt.

Bạn nên uống giảo cổ lam vào buổi sáng để giúp tinh thần minh mẫn
Bạn nên uống giảo cổ lam vào buổi sáng để giúp tinh thần minh mẫn.

Lưu ý khi sử dụng giảo cổ lam

  • Bạn nên uống giảo cổ lam vào buổi sáng để giúp tinh thần minh mẫn, nâng cao hiệu suất làm việc. Không dùng giảo cổ lam vào buổi tối đặc biệt là trước khi đi ngủ vì khả năng hoạt huyết của loại giảo cổ lam dược liệu sẽ khiến nhịp tim tăng, kích thích thần kinh và dẫn đến khó ngủ.
  • Không dùng giảo cổ lam quá liều khuyến cáo (khoảng 60g khô/người/ngày).
  • Không sử dụng giảo cổ lam để qua đêm vì có thể ảnh hưởng bất lợi tới hệ tiêu hóa. Nếu muốn dùng sang ngày hôm sau tốt nhất bạn nên bảo quản trong tủ lạnh và đun sôi lại trước khi sử dụng.
  • Người bị hạ đường huyết hay huyết áp nên uống trà giảo cổ lam sau khi ăn no. Có thể sử dụng kết hợp trà giảo cổ lam với cây xạ đen hay cà gai leo để tăng hiệu quả điều trị.

Những đối tượng không nên dùng giảo cổ lam

Giảo cổ lam không phải là thảo dược phù hợp với bất cứ ai. Loại thảo dược này không thích hợp dùng cho những đối tượng sau:

  • Những đối tượng mắc các bệnh như thận hư, sỏi thận không nên dùng. Những người mắc chứng máu khó đông không được dùng giảo cổ lam dược liệu.
  • Những người đang sử dụng các loại thuốc tây y chữa bệnh, thực phẩm chức năng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thêm giảo cổ lam.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú. Bởi trong giảo cổ lam có hoạt chất gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển của thai nhi, gây dị tật bẩm sinh.
  • Những người mắc bệnh tự miễn như lupus, đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp,… nên tránh dùng giảo cổ lam.

Phát hiện cây thuốc quý giảo cổ lam

Phát hiện quần thể cây giảo cổ lam tại Cao Bằng, Hà Giang

Nghệ An phát hiện thêm nhiều loài sâm quý

Cập nhật: 09/05/2024 ĐSPL
  • 1.022