Việt Nam có 1 loại lá phơi khô thơm tự nhiên giàu vitamin C, hạ đường huyết, ngừa sỏi thận

  •  
  • 694

Loại lá sẵn có ở Việt Nam này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ như ngừa tiểu đường, bệnh tim cũng như hỗ trợ sức khoẻ hô hấp.

Lá nguyệt quế có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, là gia vị được sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia châu Á. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trồng cây nguyệt quế rộng rãi, sản xuất lá nguyệt quế chất lượng cao, xuất khẩu đến nhiều khu vực trên thế giới như Nam Á, Đông Á, Mỹ và các nước thuộc Liên minh châu Âu.

Loại lá này có vị cay, đắng, mùi thơm dịu nhẹ đặc trưng, thường được dùng để ướp, xào, chế biến nước sốt, pha trà. Lá nguyệt quế làm tăng hương vị cho các món phở, cà ri, hầm, súp.

Việt Nam là một trong số ít quốc gia trồng cây nguyệt quế rộng rãi
Việt Nam là một trong số ít quốc gia trồng cây nguyệt quế rộng rãi.

Loại lá này rất giàu chất dinh dưỡng tự nhiên như vitamin A, vitamin C, vitamin K, cũng như các loại khoáng chất bao gồm canxi, sắt, magie, mangan…

Dưới đây là những lợi ích sức khỏe của lá nguyệt quế đã được khoa học chứng minh.

Hạ đường huyết

Một nghiên cứu khác được đăng trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ cũng chỉ ra rằng lá nguyệt quế có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, ngăn ngừa bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch.

Điều này là nhờ lá nguyệt quế có chứa polyphenol, chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Chất này có thể cải thiện độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn.

Trà lá nguyệt quế là loại nước có thể thưởng thức mỗi sáng để kiểm soát đường huyết, đồng thời giúp tinh thần minh mẫn, tăng cường hệ miễn dịch. Để pha trà cần đun sôi 3 lá nguyệt quế và bột quế, thêm chanh hoặc mật ong tuỳ thích.

Ngăn ngừa sỏi thận

Một nghiên cứu năm 2014 từ Iran đã cho thấy, lá nguyệt quế có thể làm giảm lượng urea – một loại enzyme mà khi mất cân bằng có thể dẫn đến một số rối loạn dạ dày, sỏi thận trong cơ thể bạn.

Uống trà lá nguyệt quế hoặc thêm chúng vào các khi chế biến món ăn có thể giúp giảm đầy hơi.
Uống trà lá nguyệt quế hoặc thêm chúng vào các khi chế biến món ăn có thể giúp giảm đầy hơi.

Hỗ trợ tiêu hóa

Lá nguyệt quế chứa các enzyme hỗ trợ tiêu hóa bằng cách thúc đẩy quá trình phân hủy protein và chất béo trong đường tiêu hóa. Uống trà lá nguyệt quế hoặc thêm chúng vào các khi chế biến món ăn có thể giúp giảm đầy hơi, khó tiêu.

Bên cạnh đó, lá nguyệt quế còn có thể ngăn ngừa tổn thương dạ dày và thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Điều này giúp giải phóng độc tố trong cơ thể và hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa. Các hợp chất hữu cơ có trong lá nguyệt quế rất hiệu quả trong việc giúp giảm đau bụng, làm dịu hội chứng ruột kích thích.

Có thể phòng ngừa ung thư

Theo Tạp chí Nghiên cứu Dinh dưỡng, lá nguyệt quế cho thấy kết quả đầy hứa hẹn như một chất chống ung thư. Sự kết hợp của các chất chống oxy hóa và các hợp chất hữu cơ trong lá nguyệt quế như catechin, linalool và parthenolide giúp ngăn ngừa cơ thể bạn khỏi tác động của các gốc tự do gây ung thư.

Một số nghiên cứu vào năm 2013 và 2017 cũng cho thấy lá nguyệt quế có thể giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú và đại trực tràng.

Trong 100g lá nguyệt quế chứa 46,5 mg vitamin C, có lợi cho hệ miễn dịch.
Trong 100g lá nguyệt quế chứa 46,5 mg vitamin C, có lợi cho hệ miễn dịch.

Cải thiện trí nhớ, giảm căng thẳng

Hợp chất linalool trong lá nguyệt quế có thể làm giảm mức độ căng thẳng và lo lắng trong cơ thể. Ngoài ra, nó có đặc tính xoa dịu tự nhiên có thể giúp bạn bình tĩnh và giảm nguy cơ trầm cảm. Trong một nghiên cứu năm 2021, các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng lá nguyệt quế hỗ trợ cải thiện trí nhớ và giảm tình trạng thiếu hụt nhận thức.

Điều trị các bệnh về hô hấp

Trong 100g lá nguyệt quế chứa 46,5 mg vitamin C, có lợi cho hệ miễn dịch. Lá nguyệt quế cũng có thể sử dụng làm tinh dầu xông hơi. Khi hít tinh dầu này hoặc uống trà lá nguyệt quế phơi khô có thể giúp giảm bớt các vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi và hen suyễn. Loại lá này cũng có đặc tính long đờm, nhờ đó làm thông đường hô hấp.

Lưu ý khi sử dụng lá nguyệt quế

Không nên ăn lá nguyệt quế tươi vì gây khó tiêu. Người đang trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại lá này.

Cập nhật: 10/05/2024 ĐSPL
  • 694