Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng mưa axit bắt nguồn từ việc con người tiêu thụ nhiều nguyên liệu tự nhiên như than đá, dầu mỏ... cho quá trình sống, phát triển sản xuất.
Nguyên nhân gây ra mưa axit.
Mưa axit cũng có thể bắt nguồn từ núi lửa, cháy rừng hay sấm sét khi mà khí SO2 và NO2 kết hợp với hơi nước trong khí quyển và tạo thành axit dưới 2 dạng: khô như khí gas và ướt như mưa axit, tuyết, sương mù.
Quá trình hình thành mưa axit.
Mưa axit có giá trị pH thấp hơn 4,7 sẽ chuyển chì hữu cơ trong đất thành chì vô cơ, ức chế sự phân chia tế bào của rễ cây, do đó, bào tử của các loại vi khuẩn, nấm, virus và các mầm bệnh khác xâm nhập vào rễ cây và có thể làm chết cây; Nếu giá trị PH thấp hơn 3,5 thì nó sẽ gây hại trực tiếp đến tán lá của cây, làm cho cây bị héo và chết. Chính vì vậy, người ta thường gọi trận mưa axit này là "thần chết trên bầu trời".
Việc tiêu thụ than đá, dầu mỏ, làm thải ra lượng lớn khí độc hại là lưu huỳnh đioxit (SO2) và nitơ đioxit (NO2). Các khí này sau khi thải vào môi trường đã hòa tan với hơi nước trong không khí, tạo thành axit sunfuaric (H2SO4) và axit nitric (HNO3). Khi mưa, các hạt axit lẫn vào nước, làm độ pH của nước mưa giảm. Nó có thể hoà tan một số bụi kim loại và ôxit kim loại bay lơ lửng trong không khí như ôxit chì... và trở nên độc hại với cây cối, vật nuôi và con người.
Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngầm xuống đất làm tăng độ chua của đất.
Nhưng bất chấp bằng chứng rõ ràng liên quan đến vấn đề ô nhiễm không khí, các công ty từ chối trách nhiệm và nghi ngờ về nghiên cứu. Tại Hoa Kỳ, các công ty đã vận động hành lang chống lại việc điều chỉnh ô nhiễm, và thuyết phục các chính trị gia rằng các chính sách đó sẽ làm tăng chi phí năng lượng và đe dọa việc làm. Những trở ngại này khiến chính phủ phải trì hoãn các thay đổi, tạm dừng các nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.
Nhưng sau một thập kỷ, Quốc hội cuối cùng đã hành động. Vì phần lớn lượng khí thải lưu huỳnh đioxit đến từ các nhà máy điện, chính phủ đặt ra một giới hạn về lượng khí thải mỗi năm của từng nhà máy điện. Điều này buộc mọi công ty phải giảm lượng khí thải trong dài hạn.
Một số nhà máy đã thêm bộ lọc khử lưu huỳnh vào ống hút khói của họ, hoặc chuyển sang sử dụng than có hàm lượng lưu huỳnh thấp và khí đốt tự nhiên. Những tiến bộ này cho phép ngành điện phát triển trong khi tình trạng ô nhiễm được kiểm soát.
Đến năm 1985, Canada và Liên minh Châu Âu đã thông qua các giải pháp của riêng họ, và các điều ước quốc tế bắt đầu lưu hành để giảm ô nhiễm không khí trên toàn thế giới. Một số quốc gia như Nga, Ấn Độ và Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều vào than có hàm lượng lưu huỳnh cao. Tuy nhiên, việc nhận định mưa axit là một mối đe dọa lớn nên nhiều chính sách bảo vệ môi trường đã được áp dụng và hạn chế mối nguy hiểm này. Tóm lại, mưa axit là một mối đe dọa nguy hiểm nhưng có thể kiểm soát được, quan trọng là các quốc gia có dứt khoát hay không mà thôi.