Mười sai lầm lớn nhất trong đời của Hitler

  •   42
  • 4.019

Những trận chiến trong chiến tranh thế giới thứ hai và sai lầm của hitler khiến cuộc đời trùm phát xít đi vào ngõ cụt.

Tuyên chiến với Mỹ

Bốn ngày sau khi diễn ra trận Trân Châu Cảng, Hitler phạm phải một trong những sai lầm tệ hại nhất trong lịch sử là tuyên chiến với Mỹ. Trong khi Tổng thống Roosevelt phải cần đến 517 từ để tuyên chiến và quyết định số phận của phát xít Nhật thì khi phát biểu trước quốc hội Đức, Hitler chỉ cần 334 từ để quyết định số phận của đế chế Đức. Đây là sai lầm nghiêm trọng đầu tiên nhưng không phải là cuối cùng của Hitler.

Ngừng tấn công Dunkirk

Ngày 10/5/1940, các đơn vị thiết giáp của quân Đức do Đại tướng Heinz Guderian chỉ huy tiến vào Abbeville, cách eo biển Manche hơn 30 km, khiến các lực lượng của Pháp bị chia cắt làm hai.

Tiên liệu được cơ hội chiến thắng đang ở trong tầm tay, tư lệnh chỉ huy quân phát xít Đức Walter von Brauchitsch ra lệnh đánh chiếm thành phố. Nhưng ngay khi các xe tăng chuẩn bị lăn bánh, Hitler ra lệnh cho lực lượng này dừng lại ở ngoài Dunkirk.

Nhờ sai lầm này của Hitler mà 338.226 quân đồng minh, trong đó có 118.000 quân của các nước Pháp, Bỉ và Hà Lan có cuộc rút lui chiến lược ra khỏi các bãi biển ở Dunkirk. Lực lượng này tiếp tục là nòng cốt cho các lực lượng chiến đấu sau này của quân đồng minh.

Sai lầm của hitler khiến cuộc đời trùm phát xít đi vào ngõ cụt.

Đánh giá thấp khả năng của tàu ngầm

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, tàu ngầm là một loại vũ khí mà Hitler có thể sử dụng để làm hao tổn quân đội Anh. Năm 1917, lực lượng tàu ngầm của phát xít Đức khiến nước Anh phải đầu hàng.

Tuy vậy, Hitler vẫn không nhận thấy giá trị của lực lượng này. Nếu như từ giữa những năm 1930 trở về sau, hắn không lãng phí đóng các tàu chiến mặt nước mà đầu tư cho lực lượng tàu ngầm thì phát xít Đức có thể làm hao tổn một số lượng lớn quân đồng minh.

Xâm chiếm Liên Xô

Hitler đưa một quyết định tuyên chiến sai lầm thứ 2, đó là tiến hành chiến dịch Barbarossa, xâm chiếm Liên Xô vào tháng 6/1941. Hành động này thể hiện sự non kém trong tính toán chiến lược của Hitler. Tinh thần chiến đấu anh dũng, cộng với những sáng tạo trong chiến thuật và chiến dịch của Hồng quân Liên Xô khiến quân phát xít Đức bị sa lầy liên tục trong bốn năm.

Bỏ qua mục tiêu Moscow

Sau khi phát động chiến dịch Barbarossa, các chỉ huy quân đội phát xít Đức cho rằng đó là thời điểm thích hợp để chọc thẳng vào Thủ đô của Liên bang Xô Viết.

Nếu Moscow bị thất thủ, việc chuyển quân của Liên Xô sẽ không thể thực hiện được. Ngoài ra, nếu chiếm được Moscow, quân Đức sẽ chia cắt khu vực phía Tây nước Nga với các lực lượng ở phía Đông. Việc mất Moscow sẽ là một thảm họa với Liên Xô. Tuy nhiên, Hitler lại quyết định chuyển trọng tâm chiến lược từ tấn công Moscow sang đánh chiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Ukraine và khu vực sản xuất dầu lửa ở Caucasus.

Sau đó, chiến dịch Typhoon được mở trở lại để đánh chiếm Moscow. Nhưng không may cho phát xít Đức, lúc này Hồng quân củng cố lực lượng, cộng với thời tiết không thuận lợi khiến kế hoạch tấn công của phát xít Đức vào Thủ đô của Liên bang Xô Viết bị thất bại nặng nề.

Đánh giá quá cao mục tiêu Stalingrad

Mùa xuân và mùa hè năm 1942, quân Đức lại mở một cuộc tấn công mới nhằm chiếm các mỏ dầu ở vùng Caucasus. Tuy nhiên, thay vì chỉ tập trung quân đánh chiếm các giếng dầu, Hitler chia quân đi đánh chiếm Baku và Stalingrad.

Đây là một trận đánh mà hắn tốn công vô ích vì thành phố này vào thời điểm đó không còn giá trị về mặt quân sự nữa. Đã thế, trong chiến dịch này, Hitler phải trả giá bằng sinh mạng của 750.000 binh lính và sĩ quan. Đây là chiến dịch mà phát xít Đức phải gánh chịu thiệt hại lớn nhất về người.

Canh bạc ở Kursk

Cuộc phản kích của Hồng quân Liên Xô trên mặt trận Stalingrad rồi cũng đến lúc kết thúc. Đây là thời điểm thuận lợi để phát xít Đức củng cố một tuyến phòng thủ mới và củng cố lực lượng.

Thay vì phải làm như vậy thì Hitler lại ra quyết định mở cuộc tấn công lớn nhằm vào Kursk. Chỉ trong vòng 10 ngày, quân đoàn thiết giáp số 4 của phát xít Đức bị xóa sổ hoàn toàn, tiêu tan hy vọng chiến thắng của Hitler.

Hitler

Do dự ở Normandy

Đầu năm 1944, Bộ Tổng tham mưu quân Đức và Hitler đều nhận định rằng không thể trì hoãn lâu hơn nữa việc đánh chiếm Bắc u và quân đồng minh sắp sửa vượt eo biển Manche.

Hitler dự đoán rằng cuộc tấn công sẽ bắt đầu ở Normandy. Thế nhưng khi quân đồng minh đổ bộ vào Normandy, Hitler vẫn nghi ngờ đây chỉ là một kế nghi binh, còn mục tiêu thực sự vẫn ở phía Đông Bắc của địa điểm này, khu vực Pas-de-Calais.

Mãi đến cuối tháng 7 năm đó, hắn mới đồng ý cho di chuyển một sư đoàn thuộc quân đoàn số 15 đang làm nhiệm vụ bảo vệ bờ biển gần Pas-de-Calais. Tuy nhiên, mọi chuyện quá muộn. Vào thời điểm các sư đoàn tiếp viện đến nơi, tuyến phòng thủ của quân Đức ở trong tình thế “trứng để đầu gậy”.

Mệnh lệnh tử thủ

Gần trùng với thời điểm diễn ra cuộc đổ bộ của quân đồng minh lên Normandy, Stalin ra lệnh phát động chiến dịch Bagration nhằm mục đích tiêu diệt cánh quân trung tâm của quân phát xít Đức.

Trước khi diễn ra cuộc tiến công của Hồng quân Liên Xô, các tướng lĩnh của Hitler khuyên hắn rút quân đoàn này về phía sau để cố gắng giữ lấy thành phố Minsk. Sau khi không thuyết phục được, họ lại đề nghị hắn cho thiết lập một khu vực phòng ngự chiều sâu.

Thay vì nghe theo lời cầu khẩn của các chỉ huy quân đội, Hitler ra lệnh cho toàn bộ các lực lượng quân Đức tiếp tục bám trụ các vị trí tiền duyên bất chấp tình hình có xấu đến mức nào. Hậu quả thật là thảm khốc. Chỉ trong một tháng giao tranh, Hồng quân xóa sổ toàn bộ cánh quân trung tâm, loại ra khỏi vòng chiến đấu 20 sư đoàn Đức.

Thua canh bạc thứ 2 ở Ardennes

Cuối năm 1944, quân đồng minh sắp sửa tiến quân vào nước Đức từ cả hai hướng Đông và hướng Tây. Trong một nỗ lực cuối cùng, quân Đức cố gắng thu lượm số tàn quân còn lại để thành lập vài sư đoàn thiết giáp.

Tháng 12/1944, Hitler ra lệnh triển khai lực lượng này ở hướng tấn công của quân Mỹ - trong rừng Ardennes. Tất cả những gì đội quân này có thể làm là chiếm giữ được một vị trí ở Bỉ nhưng rồi nó cũng chẳng thể giữ lâu được. Như vậy, Hitler lãng phí lực lượng cơ động cuối cùng của quân Đức.

Cập nhật: 10/10/2020 Theo Báo Đất Việt
  • 42
  • 4.019