Công cuộc phát triển khoa học và khám phá vũ trụ từ trước đến nay vẫn luôn thu hút được sự quan tâm của mọi người trên toàn thế giới. Trong những năm 1960 và 1970, niềm đam mê và giấc mơ duy nhất của mọi trẻ em thời điểm đó là bay trên những chiếc phi thuyền vào mặt trăng và dạo chơi trên vùng đất ngoài vũ trụ này. Vậy mà cho đến ngày nay, sau thời điểm đánh dấu cột mốc sự kiện nhân loại của tàu Apollo, phi hành gia Sputnik và Neil Armstrong hàng thập kỷ, nhiều đứa trẻ thậm chí còn không hề biết và hình dung được về một con tàu không gian như thế nào.
Tuy nhiên, vẫn có những rất nhiều đứa trẻ từ thập niên 60s và 70s mang giấc mơ của mình lớn lên, học tập, trưởng thành và làm việc tại cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ - NASA. Họ chính là những người kỹ sư đang khao khát và hiện thực hóa giấc mơ tìm ra những cách thức mới để cải tiến công nghệ và khoa học vũ trụ kỳ diệu trong những năm qua. Và thiết bị biểu tượng của công cuộc khám phá vũ trụ - những con tàu không gian cũng từ đó dần được cải thiện và tối ưu hóa khả năng hoạt động ngoài không gian.
Thiết bị tàu không gian mới được trang bị cánh quạt của NASA.
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm vũ trụ Kennedy của NASA tại Florida hiện đang thử nghiệm một hệ thống cánh quạt cho phép các thiết bị và con tàu hoạt động ngoài không gian có thể bay như máy bay trực thăng. Ban đầu, ý tưởng này đã từng được đưa ra trong sự kiện con tàu Apollo đáp xuống Mặt trăng trước đây, nhưng sau đó đã bị bác bỏ và thay thế bằng những chiếc dù vì nó lắp ghép đơn giản hơn và chi phí rẻ hơn. Tuy nhiên, nhược điểm lớn của những thiết bị lắp dù là chúng đòi hỏi phải có các khu vực chứa nước để đáp xuống dễ dàng. Chính vì vậy mà các nhà khoa học tại NASA đã quyết định nghiên cứu lại hệ thống cánh quạt này.
Một con tàu không gian tích hợp cánh trực thăng sẽ có thể hạ cánh nhẹ nhàng ở bất cứ vị trí và địa hình nào. Bạn có thể tưởng tượng các phi hành gia đang quay trở về trái đất sau khi thực hiện một nhiệm vụ ngoài không gian, có thể dễ dàng điều khiển thiết bị này đáp xuống tầng thượng của một tòa văn phòng cao tầng. Hoặc họ cũng có thể điều khiển thiết bị hạ cánh một cách rất đơn giản xuống một cánh đồng ở vùng nông thôn.
Một kỹ sư của NASA đang tiến hành thử nghiệm thiết bị.
Mặc dù có thiết kế cánh quạt tương đối giống với một chiếc trực thăng nhưng thiết bị này không hề được hỗ trợ và hoạt động bởi động cơ. Các nhà nghiên cứu đang tìm cách kích hoạt bộ cánh của thiết bị này mà không cần sử dụng đến bất kỳ nguồn năng lượng nào. Ý tưởng mà họ đưa ra là sử dụng gió để kích hoạt các cánh quạt - cách thức đã được áp dụng cho máy bay trực thăng nhưng chưa bao giờ được sử dụng đối với các con tàu vũ trụ.
Les Boatright, một kỹ sư tại Trung tâm vũ trụ Kennedy, đã so sánh thiết bị này với các sản phẩm công nghệ di động hiện đại.
“Một trăm năm trước, để gửi được mã Morse, chúng ta cần phải có các thiết bị công nghệ riêng biệt như máy ảnh, điện thoại và thiết bị không dây. Ngày nay, để làm được điều này, bạn chỉ cần một chiếc smartphone đã được tích hợp cả 3 tính năng trên. Đó là nhờ vào sự kết hợp kỳ diệu của khoa học công nghệ. Đối với thiết bị không gian có cánh quạt này cũng vậy, sự kết hợp giữa công nghệ sản xuất tàu vũ trụ và máy bay trực thăng đã giúp chúng tôi cho ra đời một sản phẩm chưa từng tồn tại từ trược cho tới nay”.
Bức ảnh ghi lại quá trình hoạt động của thiết bị.
Dự án về con tàu vũ trụ được trang bị cánh trực thăng của NASA vẫn đang còn trong giai đoạn triển khai ban đầu. Vì vậy có thể sẽ phải mất vài năm nữa chúng ta mới được chứng kiến thiết bị được áp dụng vào thực tế. Kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo sẽ là quá trình thử nghiệm thả thiết bị này từ một khinh khí cầu ở độ cao lớn. Tiếp sau đấy thiết bị sẽ được sử dụng để thực hiện một số nhiệm vụ từ Trạm Vũ trụ Quốc tế trước khi có thể tham gia các hoạt động không gian mang tầm cỡ lớn hơn.