NASA đã chính thức thành lập bộ phận hợp tác bảo vệ hành tinh (PDCO) với nhiệm vụ dò tìm những thiên thạch có khả năng gây nguy hiểm cho Trái Đất. Đồng thời, chính phủ Mỹ cũng sẽ dành khoảng kinh phí 50 triệu đô la cho NASA trong năm 2016 để sử dụng kính thiên văn NEO để PDCO sử dụng cho mục đích nói trên.
NASA cũng đã xây dựng những kịch bản đối phó khi có thảm họa đe dọa.
Hiện tại các nhà khoa học đã tìm thấy hơn 90% các thiên thạch gần Trái Đất với kích thước lớn hơn 1,22km và bây giờ, PDCO sẽ tiếp tục tìm kiếm nốt số còn lại, đồng thời mở rộng ra các thiên thạch có kích thước từ 137 mét trở lên.
Bên cạnh việc liên tục sử dụng kính thiên văn NEO để truy tìm các thiên thạch, NASA cũng có nhiệm vụ phát đi cảnh báo tới các cơ quan khác nhằm phối hợp đối phó khi có những nguy cơ tác động tới sự an toàn của Trái Đất.
Mặc dù cho tới hiện tại, chưa có mối đe dọa nào được công bố nhưng NASA cũng đã xây dựng những kịch bản đối phó khi có thảm họa đe dọa.
Một trong những phương pháp là sứ mạng chuyển hướng thiên thạch dự kiến được khởi động chính thức vào năm 2020 và theo mô tả là "sử dụng khối lượng của một vật thể khác để kéo thiên thạch chệch khỏi quỹ đạo bay ban đầu của nó" nhằm tránh nguy cơ đâm vào Trái Đất. Và đó cũng là một trong số nhiều giải pháp mà các nhà khoa học của NASA đang nghiên cứu để cứu hành tinh này trước các nguy cơ diệt vong từ vũ trụ.