Nga chế tạo động cơ chống trọng lực

  •   3,65
  • 9.643

Nga có thể trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới chế tạo công cụ chống trọng lực.

Kỹ sư kiêm nhà phát minh từ thành phố Troitsk ở Nam Ural Harry Gilmanov khẳng định rằng, ông đã tìm ra bí quyết chống trọng lực và cho các phóng viên thấy ông đã tạo ra "chiếc ghế chống lực hấp dẫn". Tất nhiên, chiếc ghế không bay trong không khí, nhưng theo nhà phát minh, nó có thể giúp những người bị các bệnh về lưng và hệ thống cơ xương. Bí quyết của ghế là khi ngồi xuống người ta không còn cảm thấy trọng lượng của mình. Harry Gelmanov nói:

"Tôi có thể làm việc với lực hấp dẫn. Tôi có thể thay đổi lực hấp dẫn. Làm cho nó mạnh hơn hoặc yếu hơn. Hoặc thay đổi hướng của nó. Nói chung có thể loại trừ lực hấp dẫn cụ thể cho cơ thể trong một thời gian nhất định".

"Bạn bè và người quen của nhà phát minh sau khi ngồi thử trên chiếc ghế chống trọng lực đã tuyên bố rằng thiết bị này có thể biện minh 100% cho bản thân. Nhiều người thực sự được ghế giúp đỡ để thoát bệnh đau lưng".

Nga chế tạo động cơ chống trọng lực

Harry Gilmanov bây giờ đã gần 70 tuổi. Ông là tác giả của hơn hai ngàn sáng chế. Ước mơ của ông là giúp cho mọi người có khả năng di chuyển nhờ sự hỗ trợ của lực hấp dẫn. Ví dụ, gắn một thiết bị nhỏ trên thắt lưng, giật dây và bay đến bất cứ nơi nào bạn muốn. Hoặc nhảy lên xe đạp, đạp pê đan và bay vút lên không trung. Ông Harry Gilmanov nói:

"Xe đạp trên không nghĩa là gì? Các bạn có tưởng tượng được không? Ngồi lên yên, đạp pê đan và di chuyển. Không hề có động cơ. Điều đó thật tuyệt vời, nhưng tất nhiên là với tốc độ vừa phải thôi".

Tất cả những chuyện đó quả thật rất tuyệt vời nếu như không tính đến cuộc sống của nhà phát minh. Harry Gilmenov phần lớn thời gian trong đời đã làm việc tại nhà máy quân sự bí mật, nơi ông làm việc về các phát minh bí mật. Cho đến nay, ông không có quyền tiết lộ bí mật về các phát minh của mình vì đã ký kết thỏa thuận bằng văn bản về điều đó. Ngay từ thời Liên Xô ông Gilmenov đã được trao tặng danh hiệu "Nhà phát minh của Liên Xô". Số người được nhận danh hiệu này ít hơn rất nhiều so với những người được tặng Huân chương Sao vàng Anh hùng Lao động.

Người quen của Gilmenova cho rằng, các phát minh của ông xứng đáng được đề cử giải Nobel. Tuy nhiên, hiện nay, người kỹ sư về hưu chưa thể đưa các ý tưởng của mình vào áp dụng trong cuộc sống không phải là dễ dàng này.

Để thực hiện dự án đòi hỏi phải tính toán rất chính xác và các bài kiểm tra công nghệ. Điều đó đòi hỏi phải có rất nhiều tiền, nhưng chưa biết kiếm ở đâu, ông ​​ Harry Gilmenov buồn bã thừa nhận. Ông không có ý định bán ý tưởng phát minh của mình cho nước ngoài vì tự coi mình là một nhà yêu nước.

Hy vọng rằng phát minh của ông Gilmenov sẽ được nhà nước quan tâm. Đâu phải chuyện đùa, nếu khám phá mang tính cách mạng này có mầm mống thực tiễn thì ý tưởng đó là một vấn đề có tầm quan trọng toàn cầu.

Theo Báo Tiếng Nói Nước Nga
  • 3,65
  • 9.643