Một số loại ốc có thể sống sót trong ruột chim nhiều giờ liền. Nhờ thế, chúng có thể đi xa tới hàng trăm km trước khi được thả xuống một vùng đất mới mà vẫn bình an vô sự.
Hứng thú với những câu chuyện về nhiều con ốc sống được tìm thấy trong phân chim, Casper van Leeuwen ở Viện sinh thái Hà Lan đã cho vịt trời ăn bốn loại ốc biển. Hầu hết trong số ốc này không sống sót được, nhưng 1% số ốc Hydrobia ulvae vẫn sống sót sau 5 giờ nằm trong bụng vịt trời, và được “đi nhờ” tới 300km.
“Chim ăn hàng nghìn con ốc mỗi ngày, và chỉ một phần trong số đó được chuyển hóa, còn một phần đáng kể được mang tới khu vực khác", nhà nghiên cứu Ryan Hechinger ở ĐH California nói.
Nhờ bị chim ăn thịt, ốc có thể đi tới những khu vực xa xôi mới.
Hechinger đã tìm thấy bằng chứng gene cho thấy những con ốc biển đi qua đi lại giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương sau khi eo Panama được đào xong. Rất có thể chúng đi xa đến như vậy là nhờ chim.
Dù tỷ lệ sống sót khá thấy, nhưng đây có thể là “chiến lược được cân nhắc kỹ càng” của ốc. “Tôi không nghĩ ốc muốn bị chim ăn. Có thể chúng chỉ tận dụng cơ hội", van Leeuwen nói.
Không chỉ ốc biển đi du lịch khắp thế giới nhờ ruột động vật khác. Một nghiên cứu gần đây cho thấy 15% ốc cạn Nhật Bản cũng có thể sống sót sau khi bị chim ăn thịt. Sau khi chui ra từ phân chim, ốc thậm chí vẫn có thể đẻ con.