Ngày 25/3/1655: Phát hiện vệ tinh lớn nhất của sao Thổ là Titan

  •  
  • 1.167

Christiaan Huygens là người đầu tiên phát hiện vệ tinh Titan, nhưng cái tên này lại được một nhà thiên văn khác đặt 2 thế kỷ sau.

Titan hoặc Saturn VI là vệ tinh lớn nhất của Sao Thổ, vệ tinh duy nhất được biết có một khí quyển đặc, và vật thể duy nhất trừ Trái Đất có bằng chứng rõ ràng về các vật thể nước bề mặt ổn định đã được khám phá.

Màu sắc tự nhiên của Titan được quan sát từ tàu vũ trụ Cassini–Huygens.Màu sắc tự nhiên của Titan được quan sát từ tàu vũ trụ Cassini–Huygens.

Titan là vệ tinh ở khoảng cách xa thứ hai mươi hai của Sao Thổ và xa thứ sáu trong nhóm những vệ tinh có kích thước đủ lớn để có hình cầu. Thường được miêu tả như một vệ tinh có những đặc điểm giống hành tinh, Titan có đường kính lớn hơn khoảng 50% so với Mặt Trăng của Trái Đất và có khối lượng lớn hơn 80%. Nó là vệ tinh lớn thứ hai trong Hệ Mặt Trời, sau vệ tinh Ganymede của Sao Mộc, và nếu tính theo đường kính nó còn lớn hơn hành tinh nhỏ nhất, Sao Thuỷ, (dù chỉ có khối lượng bằng một nửa). Titan là vệ tinh được phát hiện đầu tiên của Sao Thổ.

Christiaan Huygens Nhà thiên văn học người Hà Lan Christiaan Huygens

Titan được nhà thiên văn học người Hà Lan Christiaan Huygens phát hiện ngày 25 tháng 3 năm 1655. Huygens có cảm hứng từ sự khám phá bốn vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc của Galileo năm 1610 và những cải tiến kính viễn vọng của ông. Huygens chính mình đã thực hiện các cải tiến kỹ thuật và sự khám phá Titan của ông có được "một phần nhờ chất lượng kính viễn vọng và một phần nhờ may mắn". Ông đặt cho nó cái tên đơn giản là Saturni Luna (hay Luna Saturni, tiếng La tinh có nghĩa "Mặt trăng của Sao Thổ"), xuất bản luận văn De Saturni Luna Observatio Nova năm 1655. Sau khi Giovanni Domenico Cassini xuất bản những khám phá của ông về bốn vệ tinh khác của Sao Thổ trong khoảng thời gian 1673 và 1686, các nhà thiên văn học có thói quen gọi những vệ tinh đó và Titan là Saturn I tới V (Titan được xếp ở vị trí thứ 4). Các tên gọi ban đầu khác của Titan gồm "Vệ tinh bình thường của Sao Thổ". Titan được đánh số chính thức Saturn VI bởi sau những phát hiện năm 1789 sơ đồ số không được dùng nữa để tránh nhầm lẫn (Titan từng được đánh số II và IV và VI). Từ đó nhiều vệ tinh nhỏ ở gần bề mặt Sao Thổ hơn đã được phát hiện.

2 thế kỷ sau, khi mà John Herschel khám phá ra Thiên Vương Tinh và đặt tên cho 7 mặt trăng của sao Thổ. Lúc đó, mặt trăng lớn nhất của sao Thổ được đặt tên là Titan, nó có nghĩa là to lớn đúng với tính chất của nó so với các Mặt trăng khác.

Cập nhật: 25/03/2016 Tổng hợp
  • 1.167