Ngày 15/3: Julius Caesar bị hàng chục nguyên lão sát hại

  •  
  • 4.576

Vụ ám sát Julius Caesar đã dấn đến cuộc nội chiến thảm khốc nhất trong lịch sử đế chế La Mã.

Julius Caesar là một lãnh tụ quân sự và chính trị của La Mã và là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới. Ông đóng một vai trò then chốt trong sự chuyển đổi Cộng hòa La Mã thành Đế chế La Mã. Một trong những chiến tích quang vinh nhất của ông[1] - cuộc chinh phục xứ Gaule (bao gồm Pháp, Bắc Ý, Bỉ, Tây Thụy Sĩ, v.v... ngày nay) của ông mở cho La Mã con đường tiếp cận Đại Tây Dương. Julius Caesar đã phát động sau đó cuộc xâm lăng của La Mã vào xứ Britannia (nước Anh ngày nay) cũng như đã cho xây cầu sông Rhein năm 55 TCN, trở thành tướng La Mã đầu tiên vượt qua eo biển Manche cũng như qua bờ phải sông Rhein.

Julius Caesar
Tượng của Jūlius Caesar ở Bảo tàng Louvre (Paris, Pháp)

Caesar được xem là một trong những nhà quân sự lỗi lạc nhất, chính trị gia xuất sắc nhất và là một trong những lãnh tụ vĩ đại nhất của lịch sử thế giới thời La Mã cổ đại.

Ông đã được Viện Nguyên Lão La Mã tôn vinh là Imperus Maximus Dalte Sum Romana (vị thống soái cao nhất của La Mã). Danh hiệu này khẳng định rằng ông la Praetori et Romanus, nghĩa là "Người bảo trợ cao nhất của La Mã" (sau này danh hiệu này được truyền cho Augustus).

Sử gia Plutarch ghi nhận rằng có một thời điểm, Caesar đã nói với Viện Nguyên Lão rằng các vinh dự của ông cần được giảm bớt thay vì tăng lên, nhưng rồi đã rút lại quan điểm này để không trở nên có vẻ vô ơn. Ông được phong tặng tước vị Pater Patriae (người cha của đất nước). Ông được cử làm Thống lãnh Tối cao lần thứ ba; và được đề cử chức vị này trong liên tiếp chín nhiệm một năm, tổng cộng ông giữ chức này trong mười năm. Ông còn được giao quyền kiểm duyệt với vai trò người có đạo đức hoàn hảo (praefectus morum) trong ba năm.

Vào đầu năm 44 TCN, khi mà danh tiếng của Caesar không ngừng tăng và hố ngăn cách giữa ông và giới quý tộc ngày càng sâu, ông được nhận tước vị Dictator Perpetuus, đảm bảo vị trí độc thống lãnh tối cao cho tới khi chết. Danh hiệu này bắt đầu xuất hiện trên các đồng tiền, đặt Caesar lên trên tất cả. Vài người bắt đầu gọi Caesar là Rex (vua) nhưng Caesar từ chối tiếp nhận danh hiệu "Rem Publicam sum!" (Ta là nền cộng hòa!). Ở đền thờ mới của Venus, khi một phái đoàn Nguyên lão đến, Caesar từ chối đứng lên chào mừng họ. Mặc dù người ta tin rằng khi đó Caesar đang bị tiêu chảy (một triệu chứng của bệnh động kinh của ông), các Nguyên lão cảm thấy bị sỉ nhục ghê gớm. Thấy sai lầm của mình, Caesar tìm cách xoa dịu các Nguyên lão bằng cách chìa cổ cho những người bạn của ông và đề nghị nếu ai cần thì cứ chặt nó đi. Nhưng mọi chuyện xem rằng đã quá muộn, các âm mưu ám sát ông bắt đầu.

Vụ ám sát Julius Caesar là kết quả của một âm mưu của nhiều vị Nguyên lão, những người đã tự gọi mình là Liberatores (Người giải thoát). Nhiều Nguyên lão sợ rằng Caesar có ý muốn lật đổ Viện nguyên lão để ủng hộ chế độ độc tài. Hậu quả của vụ ám sát dẫn đến cuộc nội chiến vào một năm sau đó và, cuối cùng, mở đầu cho thời đại Nguyên thủ của đế chế La Mã .

Vào ngày 15 tháng 3 năm 44 TCN , một nhóm các nguyên lão gọi Caesar đến để đọc đơn thỉnh cầu ông giao trả quyền lực, tuy nhiên tát cả chỉ là giả mạo. Vị tướng thân cận Mark Antony đã cảm thấy nghi ngờ việc các nguyên lão đột ngột muốn gặp mặt Caesar và không cho phép các vệ sĩ đi theo như mọi khi. Nhưng đã quá muộn, khi đi qua Nhà hát Pompey Caesar bị một nhóm các Nguyên lão chặn lại và dẫn ông vào một căn phòng ở cửa Đông.

Vụ ám sát Julius Caesar

Khi Caesar đang đọc lá đơn giả mạo, Servilius Casca tiến lại giật áo choàng của Caesar và sượt tay qua cổ ông. Caesar quay lại và nắm lấy cằm của Casca la to bằng tiếng Latin : "Tên khốn Casca, ngươi đang làm gì đó?" Casca hoảng sợ, kêu những Nguyên lão đồng mưu bằng tiếng Hy Lạp : "Anh em làm ơn giúp đỡ!".

Ngay lập tức, toàn bộ nhóm nguyên lão, kể cả Brutus, xông lên tấn công Caesar. Theo Eutropous , có hơn 60 người tham gia vào âm mưu giết ông và Caesar đã bị đâm tổng cộng 23 nhát.

Tuy nhiên sau cái chết của Julius Caesar , Cộng hòa Lã Mã tiếp tục rơi vào một cuộc nội chiến tranh giành quyền lực và dẫn đến sự sụp đổ. Octavianus là một người thuộc phe ủng hộ Caesar cuối cùng đã chấm dứt được chiến tranh và trở thành hoàng đế của La Mã dưới cái tên Caesar Augustus. Năm 42 TCN, Caesar được thánh hóa với tên Divus Iulius ("Thần thiêng Julius"), còn Augustus thì trở thành Divi filius ("Con của một vị thần").

Cập nhật: 15/03/2016 Tổng hợp
  • 4.576