Ngày 26/ 3/1936: Chế tạo thành công thấu kính thiên văn lớn nhất thế giới

  •   52
  • 2.646

Năm 1936, một thấu kinh thủy tinh có đường kính lên tới 5m đầu tiên trên thế giới đã được chế tạo thành công và được vận chuyển bằng tàu hỏa từ Corning, New York đến California để lắp đặt cho kính thiên văn Hale tại đài quan sát Palomar.

Thấu kính

Đầu thế kỷ XX, ý tưởng chế tạo một kính thiên văn phản xạ đường kính 200 inch được nhà thiên văn người Mỹ George Ellery Hale đưa ra vào tháng 4/1928.

Dự án đã được quỹ Rockefeller tài trợ với tổng trị giá 6 triệu USD (tính theo thời giá lúc bấy giờ); bao gồm việc chế tạo kính, đài thiên văn và các thiết bị phụ trợ đi kèm. Đài thiên văn được xây dựng ở đỉnh núi Paloma, thuộc quyền sử dụng của học viện Công nghệ California.

Theo thiết kế ban đầu, chiếc gương cầu đặt trong kính thiên văn được làm bằng chất liệu thạch anh nguyên chất. Tuy nhiên vào thời điểm đó, việc chế tạo đã ngốn gần 1 triệu USD Mỹ mà vẫn không thể cho ra chiếc gương thạch anh đủ lớn. Do vậy, George Ellery Hale đã phải quay ra thỏa thuận với hãng Corning ở New York về việc chế tạo gương từ một hỗn hợp thủy tinh mới là Pyrex.

Quá trình chế tạo bắt đầu từ tháng 12/1934. 20 tấn thủy tinh Pyrex nóng chảy ở nhiệt độ gần 1.500 độ C được đổ vào khuôn. Sau đó, nó được để yên trong gần 1 năm nhằm hạ nhiệt độ.

Chiếc thấu kính này nặng tới 20 tấn, có khả năng chống biến dạng bởi tác động nhiệt độ.

Nó mất 4 năm để tạo hình và đánh bóng, sau đó được đặt trong lò ủ và được làm mát dần trong khoảng thời gian 1 năm. Việc vận chuyển chiếc thấu kính này cũng gặp nhiều khó khăn, tàu hỏa chỉ được phép chạy với vận tốc 40km/h trong thiết bị chống va đập đặc biệt.

Cập nhật: 26/03/2016 Tổng hợp
  • 52
  • 2.646