Ngày Rằm tháng Giêng, người dân các nước Á Đông ăn món gì để cầu may mắn?

  •  
  • 381

Với ý niệm "Đầu xuôi đuôi lọt" nên người dân ở nhiều nước phương Đông ăn các món ăn với ý nghĩa cầu may mắn và tài lộc vào ngày Rằm tháng Giêng.

Ngày Rằm tháng Giêng đầu tiên của năm mới là một ngày lễ quan trọng trong văn hóa người Á Đông. Nếu như với nước ta, đây là ngày Rằm đầu tiên của một năm mới thì các nước như Trung Quốc, Philipines, Hàn Quốc lại là Tết Nguyên tiêu được tổ chức long trọng. Trong những ngày lễ ấy, ngoài việc tổ chức các hoạt động mang tính cổ truyền, người dân còn làm những món ăn đặc sắc để cầu mong năm mới bình an, may mắn.

Người Việt ăn món gì vào Rằm tháng Giêng?

Món ăn Tết Nguyên Tiêu của người Việt
Ảnh: Bánh chưng Nương Bắc

Trong ngày Rằm đầu tiên của năm mới, người Việt thường dâng cúng mâm lễ mặn lên Gia tiên và mâm lễ chay để cúng Phật. Ngoài xôi gấc và bánh chưng thuần Việt, các món chay như bánh bao hình đào tiên, hình hoa sen được nhiều người yêu thích. 

Ngoài ra, người Việt mình cũng thường làm bánh trôi nước để dâng cúng. Bánh trôi thường nhân đường mía hoặc đậu xanh, đậu đỏ, ý tượng trưng cho một năm mới trôi chảy, bình an. Ngoài ra, bánh trôi nước được ăn với nước đường gừng, rất tốt cho cơ thể những ngày giao mùa đầu xuân.

Người Trung Quốc ăn gì vào Tết Nguyên tiêu?

Đối với người Đài Loan, Trung Quốc, Tết Nguyên tiêu là ngày lễ đoàn viên, sum họp long trọng không kém Tết Nguyên đán. Bởi vậy, trong ngày Rằm đầu tiên của năm mới, người dân tất bật tham gia các hoạt động văn hóa như thả hoa đăng, ngắm đèn lồng, thi giải đố trên đèn lồng, các cặp đôi trai gái thi nhau hò hẹn ngắm cảnh... 

Bên cạnh đó, họ không quên làm những món ăn may mắn để mong một năm sung túc, đủ đầy và bình an.

Ăn chè thang viên

Ăn chè thang viên

Bánh trôi nước Trung Quốc hay còn gọi là chè thang viên tượng trưng cho sự đoàn viên, ngụ ý cho năm mới hạnh phúc bên nhau, vạn sự như ý. 

Há cảo, bánh bao

Há cảo, bánh bao

Tập tục ăn bánh bao hoặc há cảo vào dịp Tết Nguyên tiêu của người Trung Quốc đã có từ lâu. Theo quan niệm của người dân, ăn bánh bao vào những ngày đầu năm mới hoặc Tết Nguyên tiêu tượng trưng cho điều may mắn và thành công.

Bánh táo đỏ

Bánh táo đỏ

Bánh táo đỏ là món bánh cổ truyền của người Trung Quốc trong ngày Tết Nguyên tiêu. Không chỉ trong ngày này, đầu năm mới hoặc vào các dịp lễ khác, người Trung Quốc vẫn hay ăn bánh táo đỏ. Món bánh này tượng trưng cho sự như ý cát tường.

Người Hàn Quốc ăn gì vào Rằm tháng Giêng?

Ngày Rằm tháng Giêng tại Hàn Quốc được gọi là lễ Daeboreum. Người dân sẽ chơi các trò chơi truyền thống vào đêm trước Rằm. Ngày lễ này còn gọi là Lễ hội lửa Jeongwol, đốt cỏ khô, rơm hoặc cành cây xếp thành hình tam giác để tạo ra ngôi nhà cho mặt trăng mọc. Người dân ở miền quê còn leo núi để nhìn thấy mặt trăng mọc, ngụ ý sẽ gặp may mắn. 

Mọi người ăn nhiều vào bữa tối sớm hôm 14 và sáng sớm ngày 15, tượng trưng cho sự siêng năng trong suốt cả năm.

Cơm ngũ cốc Ogokpap

Cơm ngũ cốc Ogokpap

Buổi sáng, người dân Hàn Quốc sẽ ăn cơm nấu bằng 5 loại ngũ cốc. Ogokbap là loại cơm ngũ cốc được nấu từ nhiều loại gạo ngũ cốc và các loại đậu như hạt cao lương, hạt kê, đậu đen, đậu đỏ và cả hạt đậu gà. Khi nấu Ogokbap, người Hàn thường cho một ít muối vào để cơm có vị ngon và đậm đà hơn.

Trước đây do điều kiện sống còn khó khăn, thiếu thốn cái ăn, nên không đủ chất dinh dưỡng khiến cho da dẻ dễ bị nổi mụn nhọt, người ta cho rằng trong các loại hạt và quả trên có chứa chất có thể ngăn ngừa tình trạng trên rất tốt và yếu tố dinh dưỡng được phân tích là tốt hơn gạo gấp nhiều lần.

Chính vì thế vào ngày Rằm tháng Giêng mà cho trẻ em ăn những loại này thì cả năm sẽ không mắc bệnh về da. Vào đêm 14 hoặc giữa đêm Rằm, người Hàn Quốc thường ngắm trăng và cầu những điều tốt đẹp cho cả năm và họ tin rằng những điều ước cầu vào ngày đó sẽ trở thành hiện thực.

Cơm ngũ cốc Ogokbap.
Cơm ngũ cốc Ogokbap.

Còn đối với riêng người nông dân thì ngày Rằm tháng Giêng còn có ý nghĩa đặc biệt hơn, là một ngày lễ cầu cho cả năm mùa màng bội thu. Rằm tháng giêng theo tiếng Hàn được gọi là “Daeboreum” (대보름) có nghĩa là ngày Rằm lớn nhất trong năm. Là ngày Rằm đầu tiên trong năm mới, ngày 15 tháng 1 âm lịch được coi là ngày bắt đầu công việc đồng án trong năm nên nó cũng là ngày lễ khá to.

Vì thế trong ngày rằm tháng Giêng, người ta thường tổ chức các lễ tế cầu cho một năm ấm no. trong ngày này, người hàn Quốc còn chơi các trò chơi truyền thống như “Đuổi nóng bức” (bán đi cái nóng bức cho người khác trước khi trăng Rằm mọc lên), ngắm trăng, trò chơi “đạp cầu” (giúp cho chân khỏe), thả diều,... Và cơm nếp là những món ăn chính trong ngày Rằm tháng Giêng ở Hàn Quốc.

Yaksik

Yaksik

Yaksik được làm từ gạo nếp, hạt dẻ, mật ong, hạt thông, nước tương và dầu mè. Món này được phục vụ trong bát hoặc cắt miếng nhỏ.

Ngoài ra, người Hàn cũng ăn một số loại rau được tẩm gia vị nhất định gọi là boreum namul. Ăn bokssam - cơm gói trong lá rau được cho là sẽ mang lại may mắn. 

Người Nhật Bản ăn gì vào ngày Rằm tháng Giêng?

Cháo nấu với đậu đỏ

Ở Nhật Bản, ngày Rằm tháng Giêng được gọi là lễ Koshōgatsu. Người dân thường ăn cháo nấu với đậu đỏ để mong năm mới may mắn, bình an.

Cập nhật: 20/02/2024 PNVN/hanita.edu.vn
  • 381