Nghi vấn xung quanh vụ kiện hộp sọ pha lê huyền bí

  •  
  • 6.418

Một nhà khảo cổ học tại Belize đã đệ đơn kiện, cáo buộc các nhà sản xuất bộ phim “Indiana Jones và Vương quốc sọ pha lê” đã sử dụng một cổ vật được đánh cắp từ chính quốc gia này.

Tuy nhiên, cũng thông qua vụ kiện trên, nhiều nghi vấn xung quanh hộp sọ pha lê được đặt ra. Theo đó, có thể hộp sọ đó không phải là một đồ nhân tạo của Belize do chính người Maya cổ đại làm ra mà chỉ là một trò bịp của một nhà thám hiểm từ thế kỷ 20.

Câu chuyện hộp sọ pha lê bắt đầu vào những năm 1930 hoặc 1920, khi thám hiểm Frederick A. Mitchell-Hedges tuyên bố đã tìm thấy hộp sọ ở một nơi nào đó thuộc Trung Mỹ. Theo lời kể của Anna (đã qua đời), con gái của Mitchell-Hedges thì rất nhiều hộp sọ như vậy được tìm thấy tại thành phố Maya cổ đại ở Lubaantún của Belize.

Hộp sọ nhỏ hơn hộp sọ người thật được nhìn thấy trong bộ phim Indiana Jones và Vương quốc sọ pha lê. Nó cao 12,7cm, rộng 17,8cm, được làm bằng thạch anh đánh bóng loáng và hàm hộp sọ há ra. Qua các câu chuyện kể, hộp sọ này đã trở thành vật huyền thoại. Người ta tin rằng màu sáng như thủy tinh của nó là do nhiều thế hệ qua rất nhiều năm đánh bóng lên và có khả năng kỳ diệu đẩy lùi, tiêu diệt được phù thủy.

Hình ảnh săn tìm hộp sọ pha lê trong bộ phim Indiana Jones và Vương quốc sọ pha lê.
Hình ảnh săn tìm hộp sọ pha lê trong bộ phim Indiana
Jones và Vương quốc sọ pha lê. (Ảnh: Livescience)

Mới đây nhà khảo cổ học Jaime, giám đốc của Viện Khảo cổ học đã đại diện cho Belize kiện lại bộ phim trên với ba lí do: Bảo tồn và thu hồi lại đồ vật của người dân Belize; Đảm bảo quyền của quốc gia Belize đối với đồ vật cũng như các lợi nhuận phát sinh từ đó; cuối cùng là để làm cho Belize - một quốc gia nhỏ bé được toàn cầu biết đến.

Nhưng một số người khác lại tranh luận về sự thật của câu chuyện Mitchell-Hedges. Nhà nhân chủng học Jane MacLaren Walsh đã kiểm tra hộp sọ này và thấy rằng nó được khắc với tốc độ cao, với một công cụ khắc có tráng lớp kim cương từ thế kỷ 20. Theo Walsh đây không phải là hộp sọ cổ xưa và không được đánh bóng trong nhiều thế hệ.

Để kiểm tra tính xác thực của hộp sọ pha lê, Walsh đã dùng kính hiển vi độ phân giải cao, chụp cắt lớp vi tính (CT) và quét hiển vi điện tử (SEM) tiết lộ rõ ràng hộp sọ được tạo bằng một loại công cụ kim loại pha kim cương. Walsh nghi ngờ rằng hộp sọ Mithcell Hedges phát hiện là bản sao của một hộp sọ tại Bảo tàng Anh quốc được tạo ra vào khoảng năm 1800 bằng loại công nghệ cắt tương tự.

Những tranh luận xung quanh vấn đề thật hay giả của hộp sọ pha lê được cho là đồ tạo tác của người Maya cổ vẫn đang tiếp tục. Song dù thế nào thì việc xác thực nguồn gốc của loại hộp sọ này quyết định rất lớn đến vụ kiện đối với các nhà làm phim “Indiana Jones và Vương quốc sọ pha lê”.

Tham khảo: Livescience

Theo Báo Đất Việt
  • 6.418