Nghịch lý của thời gian

  •   2,34
  • 6.798

Thời gian chúng ta có là tiền bạc chúng ta không có” (Ilia và Petrov). Nhật xét nói trên không biết hóm hỉnh đến đâu, nhưng thật sự an ủi lòng người: Cuối cùng thì chúng ta ai cũng có được một cái gì đó – chí ít ra là thời gian. Thời gian không sở hữu được nhưng ai cũng có. Cái dễ sở hữu hơn là tiền bạc thì ngược lại – nhiều người không có. Trong tương quan này, xin được kể về cái mà chúng ta ai cũng có hơn là cái mà đa số chúng ta đều chỉ có chút ít, thậm chí, một số người – không có chút nào.

Kể về thời gian là chuyện vô cùng. Các Pharaon hùng mạnh của xứ Ai Cập cổ đại đã không thể ngờ rằng thời gian sẽ biến các kim tự tháp bất khả xâm phạm thành những nơi dễ bị tổn thương nhất. Cũng như việc “đánh dây thép” (đánh điện) rất hiện đại một thời đã bị năm tháng biến thành một cái gì đó có vẻ ngô nghê, lối nhịp. Sự vô cùng của câu chuyện về thời gian nằm ở chỗ; thời gian là một chuỗi của các nghịch lý. Dưới đây là một số nghịch lý xin được viết ra theo kiểu biết đến đâu thì kể đến đấy.

Nghịch lý 1: Càng phát triển càng có ít thời gian

Thời gian là một giá trị. Các Mác đã từng khẳng định: “Mọi sự tiết kiệm suy cho cùng đều là tiết kiệm về thời gian”. Để làm được điều này, loài người đã tìm cách gắn phần lớn các thành tựu của mình với cái sự “Nhanh hơn”. Tuy nhiên, khi mọi cái càng nhanh thì chúng ta càng có ít thời gian. Tại những thành phố lớn, con người đang hoạt động như những Robot đã được lập trình sẵn, hơn là đang sống. Cái thú “quán cóc liêu xiêu một câu thơ” đã trở thành thứ xa xỉ mà rất ít người dân Hà Thành có được. Trong lúc đó, “người sống nhiếu nhất phải là ngưới ống lâu nhất, mà là người cảm nhận được cuộc sống nhiều nhất”. Tệ thay, chúng ta đang đối xử với cuộc sống của mình giống như Tôn Ngộ không thưởng thức những trái đào tiên. Chúng rất quý giá, nhưng trôi tuột vào bụng mà chẳng để lại tí hương vị gì.

Liên qua đến việc con người cần thời gian để sống, điều đáng phấn khởi là những người Việt làm công ăn lương cũng đã được nghỉ một tuần hai ngày: thứ bảy và Chủ Nhật. Xem ra, đây là một quyết sách sáng suốt. Trước hết, chúng ta có thêm thời gian để sống, để nghi ngơi, thậm chí để chuẩn bị cho cái sự làm việc tốt hơn. Sau nữa, cứ nghĩ mà xem, tuy làm việc nhiều nhưng chúng ta còn chưa bằng thiên hạ, còn nghỉ ngơi thì có vẻ như đã không thua kém gì ai.

Nghịch lý 2: Thời gian ai thiếu cứ thiếu, ai thừa cứ thừa

Thực tế cho thấy, những người thừa thời gian xem ra nhọc nhằn hơn; “Thời gian chúng ta có là việc làm chúng ta không có”. Theo số liệu của tổng cục thống kê, tỷ lệ thất nghiệp ở các thành phố của nước ta là 6,44%; tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng thường xuyên ở nông thôn là 73,86% (số liệu năm 2000). Các tỷ lệ này không đến nỗi quá bi đát so với một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, khó có thể thống kê được nỗi lòng của những người thất nghiệp. Đặc biệt là của những học viên mới ra trường sức dài vai rộng và chữ đầy “bồ”. Sau khi có được tấm bằng, nhiều cử nhân mới nhận ra rằng “bồ chữ” của mình là thứ rất khó bán trên thị trường. Thị trường và nhà trường có vẻ như không có mỗi quan hệ tương tác gì nhiều lắm.

Ngoài ra, tin hay không thì tuỳ, một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thất nghiệp trong giời “lều chõng” ở Việt Nam là tâm lý thích học để “làm quan” là động lực phấn đấu của giới trẻ thì chúng ta sẽ không bao giờ có được những Bill Gates của Việt Nam (dám bỏ học để lao vào kinh doanh và trở thành một trong những người giàu nhất hành tinh). Trong khi nền kinh tế đang cần các nhà kinh doanh giỏi, thì tâm lý thích “làm quan” là một thứ “gậy chọc bánh xe” thật sự. Với một di sản như vậy, phải chăng tôn vinh tài kinh doanh, khả năng làm giàu chân chính là một trong những cách giải quyết việc làm căn bản nhất?

Tuy nhiên tỷ lệ hơn 26% thời gian lao động không biết dùng để làm gì ở nông thôn, có lẽ, là vấn đề lớn hơn rất nhiều. Với trên dưới 80% dân số sống ở các miền quê, đây là một con số khổng lồ. Cao điểm của tình trạng không có việc làm là thời kỳ nông nhàn. Hàng triệu nông dân suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không biết làm gì. Thời gian họ có chỉ làm nên sự buồn tình, kẻ thù nguy hiểm của chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình.

Những nông dân năng động hơn thì đổ về các thành phố lớn tạo nên các “chợ người” tự phát và một loạt các vấn đề xã hội. Lực lượng lao động giá rẻ và không kén việc này đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề của người dân thành phố. Tuy nhiên, hàng trăm người ngồi vật vã bên các hè phố và đổ ra đường tranh nhau công việc đang làm nhức nhối thêm các vấn đề liên quan đến trật tự, an toàn giao thông và văn minh đô thị. Mỗi tấm huy chương đều có hai mặt. Hiện tượng lao động dư thừa đổ về thành phố cũng vậy. Tuy nhiên, cái đáng băn khoăn là phản ứng chậm chạp và thiếu mặch lạc của chúng ta đối với vấn đề này. (Nhiều người cho rằng nên thành lập các trung tâm hoặc văn phòng đăng ký tìm việc tạm thời. Các trung tâm này sẽ là nơi mà người lao động và người thuê mướn có thể giao dịch với nhau. Đồng thời, chúng cũng tạo điều kiện để những công bằng xã hội sơ đẳng nhất có thể được thực hiện. Ví dụ như người đăng ký trước sẽ được thuê mướn trước; giá cả thuê mướn là theo thoả thuận nhưng không được dưới mức tối thiểu…).

Lao động dư thừa ở nông thôn là bài toán nan giải của nước ta. Tuy nhiên, mở rộng sản xuất nông nghiệp chưa chắc đã là lời giải cho bài toán này. Khi hầu hết các sản phẩm nông nghiệp như lúa, cà phê, tôm, cá…đều cần thị trường tiêu thụ thì, có lẽ, việc làm không nằm ở khâu sản xuất chúng ta nhiều hơn nữa, mà ở khâu bán chúng như thế nào. Ở khâu này, chúng ta sẽ có vô số việc làm từ các dịch vụ vận chuyển, bảo quản, chế biến, bán buôn bán lẻ, đến dịch vụ tư vấn, tiếp thị, quảng cáo, xây dựng thương hiệu, là giá, xuất nhập khẩu, nghiên cứu và phát triển…Điều quan trọng là phải tạo cơ hội cho các lực lượng và các thiết chế của thị trường hình thành và phát triển. Tâm lý “trọng nông, ức thương” và thói quen chỉ coi trọng việc “đẩy mạnh sản xuất” không khéo sẽ dẫn chúng ta vào ngõ cụt.

Trở lại với vấn đề thất nghiệp, mở rộng dịch vụ để giải quyết việc làm, có lẽ, không chỉ đúng cho nông nghiệp mà còn cho cả nền kinh tế nói chung. Trong cơ chế thị trường, sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của người tiêu dùng. Do thu nhập của dân cư đã được nâng lên một bước, đặc biệt là những cư dân thành thị, nhu cầu của con người đang trở nên ngày càng cao hơn và đa dạng, phong phú hơn. Đó là các nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp, được bảo hiểm, được sang trọng, được sành điệu, được an toàn, được thưởng thức âm nhạc, phim ảnh, được chăm sóc và rèn luyện sức khoẻ…Chưa nói đến các nhu cầu khác kiểu như cắt tóc, gội đầu, hát karaoke..Đàng sau vô tận những nhu cầu này là vô tận những cơ hội làm giàu. Ngoài ra, những người dân thành thị có thu nhập cao đang từ bỏ dần thói quen tự mình làm lấy tất cả (thói quen đã triệt tiêu nhiều loại hình dịch vụ dưới thời kỳ bao cấp) từ sửa điện, sửa xe, may quần và áo đến sơn cửa, sửa nhà… Không tự mình làm lấy thì phải mua dịch vụ của người khác. Đây thực sự là tiền đề kinh tế xã hội quan trọng để mở rộng lĩnh vực dịch vụ nhằm thu hút lao động dư thừa ở nông thôn và thay đổi cơ cấu dân số của nước ta. Suy cho cùng, nếu tám người làm ruộng (80% nông dân) để bán sản phẩm cho hai người ăn (20% dân thành thị) thì cái sự giàu có không biết đến bao giờ mới xảy ra?!

Nghịch lý 3: Thời gian tác động đa chiều

Thời gian vừa mang đến, vừa lấy đi giá trị của mọi vật. Đây là một quy luật mập mờ, một sự thật nằm ở bờ rìa của linh cảm và nhận thức. Đại loại, cái mới thường hơn cái cũ, nhưng lại kém cái rất cũ (cổ) Mọi cái mới đều trở thành cũ. Mọi cái cũ lại không nhất thiết đều trở thành cổ Cái gì cổ thì thời gian càng ngày càng làm cho có giá. Cái gì cũ thì bị hành xử theo cách ngược lại . Ba mươi sáu phố phường của Hà Nội là cổ (hoặc ít nhất đã từng là cổ trước khi bị biến thành cũ bởi lối sửa chữa, cơi nới hoàn toàn "tùy hứng qua cầu). Tất cả "Em ơi, Hà Nội chóp" cho dù mới xây dựng đều cũ một cách vô vọng. Các phố cổ sẽ thu hút khách du lịch, nhưng phố cũ thì không. (Công bằng mà nói, mọi loại phố, loại nhà ở Hà Nội đều đang rất có giá (mặc dù không nhất thiết phải có giá trị). Những cơn sốt triền miên đã liên tục đẩy giá nhà đất ở thủ đô lên tận mây xanh. Và cứ sau một đêm ngủ dậy, đất nước lại có thêm những nhà tỉ phú. Thế nhưng, sự giàu có này của một cá nhân, cũng như của cả xã nội có khi chỉ là thứ bong bóng xà phòng, vì nó không phản ánh giá trị thực của khối bất động sản mà chúng ta đang có - một khối bất động sản "tân cổ giao duyên", Tây, Tàu lẫn lộn và không được quy hoạch đến nơi, đến chốn. Quả bong bóng xà phòng có thể nổ tung trong một ngày- đẹp trời và gây ra những hậu họa khôn lường) .

Trở lại với phố cổ, giá trị của các phố cổ là giá trị của thời gian lắng đọng ở những mái ngói, những bức tường rêu phong của chúng. Họa sĩ nổi tiếng của các phố cổ Hà Nội, Bùi Xuân Phái đã từng nhận xét là trong sự rêu phong cổ kính có "màu thời gian". Thời gian cũng đã làm cho các bức tranh của ông càng ngày càng có giá trị (từ chỗ mỗi bức chỉ đổi được vài lạng cà phê, dăm bao thuốc lá dưới thời bao cấp, đến chỗ mỗi bức là cả một gia tài) . Tuy nhiên, thời gian đã làm điều này quá chậm đối với cá nhân ông. Một kiểu tác động khác của thời gian có thể được nhận biết thông qua mốt thời trang. Mốt thực chất là sự hợp thời. Quá sớm sẽ là lố, quá muộn: sẽ là lỗi thời. Tuy nhiên, lố và lỗi thời không phải là tính chất của sự vật mà chỉ là trạng thái của thời gian. Một chiếc áo dù mốt đến bao nhiêu cũng chỉ là chiếc áo quê mùa khi thời của nó đã qua đi. Trong một thị .trường tự do, giá cả của hàng hóa nhiều khi chỉ là sự phản ánh các trạng thái của thời gian. Một chiếc áo khi hợp thời trang có thể đắt hơn rất nhiều lần so với khi đã hết mốt. Toàn bộ sự chênh lệch đó là "giá trị thặng dư của thời gian".

Ngày nay, trong rất nhiều lĩnh vực kinh doanh, khả năng làm giàu chính là khả năng cảm nhận thời gian. Thời gian là vô tận. Các nghịch lý của nó cũng thế. Ngày Xuân, năm mới, xin được kể hầu bạn đọc một vài nghịch lý cho vui. Và xin kết thúc tại đây để đỡ làm mất thời gian của các bạn.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng  -  Thời báo Kinh tế Sài Gòn

  • 2,34
  • 6.798