Nghiên cứu chứng minh: Leonardo da Vinci từng bị tăng động

  •  
  • 808

Leonardo được biết đến là một thiên tài, có khả năng học tập, sáng tạo phi thường và cho ra những tuyệt tác để đời. Tuy nhiên, tài đi đôi với tật: da Vinci hay bắt tay vào làm các bức họa mới trước khi kịp hoàn thành tác phẩm cũ. Nghiên cứu mới đây được công bố trong tuần này đã tìm thấy bằng chứng quan trọng và kết luận rằng người nghệ sĩ với biệt danh "Người đàn ông thời kỳ Phục hưng" mắc chứng rối loạn tăng giảm chú ý (ADHD).

Leonardo không có tính kiên trì. Người họa sĩ này có một loạt các bức tranh mà ông chưa bao giờ vẽ xong. Theo bài nghiên cứu viết bởi Marco Catani thuộc Viện Tâm thần học, Tâm lý học và thần kinh học tại Đại học King London, Vương quốc Anh, Leonardo đã tốn rất nhiều thời gian chỉ để hoàn thiện một phần của một tác phẩm nghệ thuật đến nỗi không còn theo kịp tiến triển chung của dự án, và dẫn đến một sự trì hoãn vô thời hạn.

Chẩn đoán ban đầu (Freud)

Leonardo không có tính kiên trì.
Leonardo không có tính kiên trì.

Có lẽ bài phân tích nổi tiếng nhất về Leonardo được viết bởi nhà thần kinh học Sigmund Freud. Khi bắt tay nghiên cứu, Freud tập trung vào thời thơ ấu của Leonardo liên quan đến hành vi sau này của thiên tài hội họa. Freud cho rằng da Vinci bị kìm nén tình dục, và đổ lỗi cho cha (và/ hoặc hình tượng người cha) về những thất bại của mình.

LƯU Ý: Cách đặt tên của Leonardo được không giống như cách đặt tên cho bất kỳ đứa con rơi nào như trong câu chuyện sử thi hiện đại Game of Thrones. Khá giống với nhân vật Jon Snow được đặt tên là "Snow" (được dùng cho những người con hoang sinh ra ở phương Bắc), phần tên "da Vinci" (dịch tạm là "đến từ Vinci") xuất phát từ việc họa sĩ là con ngoài giá thú ở thị trấn đồi Tuscan của vùng Vinci. Cha của Leonardo chưa bao giờ chính thức cưới mẹ ông, nhưng sau đó lại cưới hai đời vợ cùng lúc, một người 16 tuổi (gần bằng tuổi của Leonardo), người còn lại 20 tuổi (khi Leonardo khoảng 16 tuổi).

Freud từng đọc cuốn nhật ký của Leonardo. Trong cuốn nhật ký có viết: có một con diều (hoặc một con chim) bay vào phòng khi ông còn là đứa trẻ sơ sinh và "đuôi của nó rất nhiều lần lướt qua đôi môi tôi". Khi khám phá ra chi tiết này, Freud sửng sốt và quyết định đọc đến phần miêu tả "mối quan hệ tình ái giữa bà mẹ và đứa con".

Từ đó, Freud tiếp tục suy đoán điều này có thể xuất phát từ thực tế là mẹ ruột của Leonardo không kết hôn với cha ruột của ông.

Trong bài nghiên cứu, Freud viết: "Sự âu yếm mãnh liệt đến nỗi tạo ra các ảo tưởng khao khát đã tới một cách tự nhiên. Thông qua tình yêu của người mẹ, người đàn bà bất hạnh đã trút hết tất cả những ký ức về tình yêu cũng như tất cả những mong mỏi của mình để kiếm tìm tình cảm; Bà buộc phải làm điều này không chỉ để bù đắp cho bản thân vì không có được tấm chồng mà còn cho cả đứa trẻ không có một người cha yêu thương con thực sự."

Không chỉ dừng lại ở đó, Freud viết tiếp: "Do bà mẹ không được thỏa khát vọng yêu đương, bà đã coi đứa con trai nhỏ của mình như chồng mình và cướp đi phần nào sự trong trắng của thiên tài do ông tiếp xúc dục cảm từ khi còn quá sớm."

Freud tiếp tục kết luận các trang nhật ký sau này của Leonardo cho thấy họa sĩ hay đổ lỗi cho những người mang hình tượng người cha mỗi khi không hoàn thành được các tác phẩm nghệ thuật.

Freud kể lại, phản ứng của Leonardo đối với cái chết của công tước Lodovico Moro - ân nhân của mình được miêu tả trong cuốn nhật ký với chi tiết: "Công tước đã mất địa vị, sự giàu sang và tự do, và không có bất kỳ tác phẩm nào của công tước sẽ được hoàn thành bởi chính tay ngài". Freud viết: "Ở đây, danh họa đã đưa ra lời trách móc tương tự với ân nhân của ông rằng điều này đã ảnh hưởng đến ông, như thể Leonardo muốn đẩy trách nhiệm cho người mang hình tượng người cha, vì thực tế là chính ông cũng bỏ dở công việc của mình."

ADHD có thể giải thích tính khí của Leonardo và phẩm chất thiên tài của danh họa.
ADHD có thể giải thích tính khí của Leonardo và phẩm chất thiên tài của danh họa. (Ảnh minh họa).

ADHD: Chứng bệnh được chẩn đoán gần đây nhất

Trong một bài báo được công bố trên tạp chí khoa học BRAIN trong tháng này, phân tích của Catani cho thấy các xu hướng tính cách của Leonardo thiên về chứng bệnh ADHD. ADHD là một dạng rối loạn phát triển thần kinh, có các triệu chứng đặc trưng giúp lý giải rất nhiều về cuộc sống của Leonardo.

Trẻ em bị chứng ADHD thường tăng động quá mức, không nghe lời và ngang bướng. Trẻ thường gặp khó khăn trong việc tập trung và dường như hành xử trái ngược với trực giác mách bảo đúng sai. Biểu hiện hành vi mà không quan tâm đến hậu quả là triệu chứng phổ biến ở những người mắc bệnh ADHD.

Catani tiết lộ: "Mặc dù không thể đưa ra chẩn đoán cho một người sống cách đây 500 năm, tôi tin rằng ADHD là giả thuyết hợp lý và thuyết phục nhất về mặt khoa học để giải thích cho khó khăn của Leonardo khi hoàn thành các bức họa của mình."

Một mối liên kết ở đây là chứng ADHD/ ADD còn có khả năng "siêu tập trung". Khả năng này và triệu chứng thiếu sự tập trung tồn tại cùng một lúc ở một người bị bệnh ADHD/ ADD, dẫn đến việc đôi khi gây ra các tai hại nhưng đôi khi lại tạo ra điều phi thường.

Catani cho hay: "Các tài liệu lịch sử chỉ ra, Leonardo đã dành quá nhiều thời gian cho các dự án được lên kế hoạch nhưng lại thiếu sự kiên nhẫn. ADHD có thể giải thích tính khí của Leonardo và phẩm chất thiên tài của danh họa".

Tương tự như Freud, trong bài nghiên cứu của mình, Catani cho rằng các vấn đề của Leonardo có thể khiến ông đau khổ cả đời. Tuy nhiên, thay vì xuất phát từ các mối quan hệ cá nhân, chứng bệnh của Leonardo có thể là do phần lớn danh họa nhận thức chưa bao giờ khai thác được hết sự vĩ đại tiềm tàng trong bức vẽ của mình.

Catani khẳng định: "Hầu hết những người trưởng thành mà tôi gặp ở phòng khám đều báo cáo là từ nhỏ đã thông minh, có tài năng thiên bẩm nhưng lại xuất hiện các triệu chứng lo âu và trầm cảm sau này vì không tận dụng hết tiềm năng của mình. Thật khó tin khi nghĩ đến việc Leonardo tự cho mình là một kẻ người thất bại trong cuộc sống".

Cập nhật: 30/05/2019 Theo vnreview
  • 808