Nguồn gốc các món ăn “chỉ Tết mới có” trên khắp Việt Nam

  •   34
  • 8.037

Bên cạnh bánh chưng, bánh tét, người Việt còn rất nhiều món ăn độc và lạ mà chỉ vào ngày Tết chúng ta mới có dịp thưởng thức.

Tết Nguyên Đán là dịp mọi gia đình sum vầy, quây quần bên nhau. Dù đi xa nơi đâu nhưng mỗi khi Tết đến, người Việt lại trở về bên cha mẹ, người thân và thưởng thức không khí tuyệt vời của mùa xuân năm mới với những món ăn truyền thống đặc trưng.

Những món ăn ấy không chỉ có bánh chưng, bánh tét, thịt mỡ, dưa hành mà còn đó rất nhiều đặc sản mà “chỉ Tết mới có” trên khắp mọi nẻo đường của Tổ quốc…

Nguồn gốc các món ăn “chỉ Tết mới có” trên khắp Việt Nam
Chè lam xứ Đoài (Sơn Tây, Hà Nội)

Nguồn gốc các món ăn “chỉ Tết mới có” trên khắp Việt Nam
Cá kho làng Vũ Đại, Hà Nam

Nguồn gốc các món ăn “chỉ Tết mới có” trên khắp Việt Nam
Thịt trâu gác bếp Tây Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai...)

Nguồn gốc các món ăn “chỉ Tết mới có” trên khắp Việt Nam
Bánh rò xứ Quảng và bánh tổ Hội An (Quảng Nam)

Nguồn gốc các món ăn “chỉ Tết mới có” trên khắp Việt Nam
Me ngâm đường ở Huế và bánh phồng mì Trà Vinh

Nguồn gốc các món ăn “chỉ Tết mới có” trên khắp Việt Nam
Hột cốm nổ Bình Thuận và lạp vịt Sóc Trăng

Nguồn gốc các món ăn “chỉ Tết mới có” trên khắp Việt Nam
Canh khổ qua nhồi thịt và thịt heo luộc ngâm nước mắm ở Sài Gòn

Bánh sừng trâu
Bánh sừng trâu
. Đây là món ăn của người dân tộc Cơ Tu, món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ Tết ở vùng Tây Bắc. Còn có tên khác là bánh cuốc, tương tự như bánh tẻ nhưng không có nhân đỗ xanh và gói bằng lá đót. Vị nhân bánh có thể mặn, nhạt, ngọt khác nhau tuỳ khẩu vị gia đình.

Cá suối nướng pa pỉnh tộp
Cá suối nước pa pỉnh tộp
. Cá ở đây sử dụng cá chép suối tẩm ướp gia vị như quả mắc khén, gừng tỏi, rau thơm sau đó nướng trên bếp than. Món ăn độc đáo này cũng thường góp mặt trong các dịp lễ tết của người Thái.

Bánh chưng đen
 Bánh chưng đen
là món khá đặc biệt của người Tày. Đây cũng là món ăn chỉ được làm trong dịp Tết. Bánh được làm từ những nguyên liệu được chọn lọc khá kỹ lưỡng từ lá dong rừng, nếp nương ngâm lá cây núc nác, thịt lợn rừng… và được gói thành hình trụ hoặc hình gấp như bánh tẻ.

Khâu nhục
Khâu nhục
cũng là một trong những món đặc sản vùng núi vô cùng quen thuộc trong các dịp lễ Tết, đám cưới, đám hỏi của người Tày, người Nùng, người Sán Dìu... Khâu nhục đơn giản chỉ là thịt được ướp đẫm gia vị gồm các loại như húng lìu, ngũ vị hương, địa liền, tỏi, ớt, rượu, dấm, bột ngọt, hạt tiêu..., sau đó hấp cách thuỷ đến khoảng nữa ngày đến khi nào thịt thật mềm mà khi ăn phải cho cảm giác như tan trong miệng mới đạt đúng chuẩn.

Bánh láo khoải
Bánh láo khoải
. Đây là một loại bánh của người dân tộc Mông còn được gọi bằng cái tên khác là lức khoải hay rớ khoải. Món bánh này không được làm thường xuyên mà chỉ hay xuất hiện vào dịp Tết. Nguyên liệu chính để làm bánh láo khoải là ngô nghiền đồ chín, sau đó được nén trên bàn đá, nặn thành hình bầu dục, sau đó người ta sẽ bôi mỡ trộn mật ong xung quanh để tạo độ bóng và hấp dẫn cho bánh. Thế nhưng vẫn chưa ăn được mà còn phải trải qua những khâu chế biến khác tùy ý thích như thái mỏng rồi nướng trên than củi hoặc thái chỉ nấu với đường, ngoài ra cũng có thể dùng bánh láo khoải để nấu với quả đậu Hà Lan như nấu canh cũng khá lạ miệng đấy.

Cập nhật: 17/01/2020 Tổng Hợp
  • 34
  • 8.037