Nhà thờ Hồi giáo Selim II

  •  
  • 2.088
  • Thời điểm xây dựng: từ năm 1569 - 1575
  • Địa điểm: Edirne, Thổ Nhĩ Kỳ

Nhà thờ Hồi giáo Selim II ở Edirne là tuyệt tác của một trong những kiến trúc sư lừng danh nhất trong lịch sử thế giới - Sinan. Đỉnh cao kinh nghiệm của ông thể hiện hình dạng bất hủ, kết cấu trí tuệ và không gian tuyệt vời ở một trình độ không có đối thủ. Sinan phấn đấu đạt đến sự hợp nhất, cân bằng độ bền với vẻ thanh thoát, kích thích thị giác với sự bình an tinh thần. Edirne là đỉnh cao nhất trong sự nghiệp của ông.

Kiến trúc sư và tuyệt tác của ông

Sinan sinh ra trong một ngôi làng khiêm tốn ở miền Trung Anatolia ngày nay mang tên ông. Học nghề thợ mộc, ông được bắt đi lính trong đại đội Janissary, thành phần bộ binh ưu tú và chỉ ít lâu sau giới chỉ huy của ông phải kinh ngạc vì khả năng làm đường, xây cầu và đắp đường cao với thời gian ngắn nhất. Ông cũng là một vị chỉ huy trên chiến trường và câu đề khắc trên mộ ông trước tiên tỏ lòng tôn kính thời gian ông phục vụ trong quân ngũ và công trình cầu Buyukcekmice qua vùng đầm lầy trên đường từ Istanbul đến Edirne.


Tuyệt tác của Sinan: Nhà thờ Hồi giáo cho vua hồi Selim II có 4 tháp,
những tháp cao nhất trong đạo Hồi và mái bát úp bán nguyệt chịu lực xô từ mái bát úp chính (Ảnh: fa.org)

Khi đến tuổi về hưu trong tư cách một viên tướng, Sinan ngay sau đó trở thành Kiến trúc sư cung đình và làm bộ trưởng xây dựng công trình công cộng rất hiệu quả. Ông đảm nhận chức vụ này cho đến khi mất ở độ tuổi 96-100 tính theo năm Hồi giáo, và đào tạo nhiều thế hệ kiến trúc sư. Ông  khởi công xây dựng nhà thờ Hồi giáo Selim II lúc 80 tuổi.

Selim II là một nhà thơ cũng là nhà tài trợ cầu tiến đã nhường việc cai trị một đế quốc bao la cho Đại tể tướng Sokollu Mehmet Pasha, chính ông cũng là một nhà thẩm mỹ. Không còn một đỉnh đồi nào để xây dựng nhà thờ Hồi giáo cho vua ở Istanbul, vì thế chỉ chọn khu đất cao còn lại trong cung điện mùa hè ở Edirne - có sông ngòi, đồng cỏ và  nhiều khu rừng trong thành phố này vẫn còn xinh tươi.

Nếu từ Hy Lạp đến Edirne người ta sẽ thấy một hình dáng độc đáo các mái bát úp và tháp ở giáo đường Hồi giáo nổi bật trên nền trời, trong đó áp đảo tất cả chính là nhà thờ Hồi giáo Selim II cùng 4 tháp. Nếu đến từ Istanbul người ta sẽ nhìn thấy nhà thờ Hồi giáo cách 10km, một điều tương tự như thánh đường ở châu Âu, với đường kính 31m, mái bát úp của nhà thờ sánh với mái bát úp của nhà thờ Hagia Sophia ở Istanbul, trong hàng ngàn năm vẫn được xem là nhà thờ lớn nhất thế giới. Lực xô xuống là vấn đề quan trọng đối với mái bát úp khi mái có xu hướng mở rộng thêm. Ở Edirne, 2 mái bát úp bán nguyệt đỡ lực xô, chủ yếu được chuyển xuống trực tiếp các trụ bổ tường. Giải quyết vấn đề kết cấu này được Sinan hoàn thiện trong lần đầu tiên ông xây dựng nhà thờ Hồi giáo cho Suleyman Chao thượng ở Istanbul.

Kết cấu cơ bản gồm các khối đá vôi theo tỷ lệ La Mã chỉ cắt ra bằng bụi cát được lặp lại ở Edirne. Nhưng Sinan có bước đột phá phi thường khi lấy đi các trụ bổ tường chính, thay thế những trụ này bằng 8 trụ có công dụng bổ tường, với các tháp tương ứng phía trên. Sinan cũng tự hào với 4 tháp - mỗi tháp cao đến 71m, vốn là tháp cao nhất trong đạo Hồi.

Trong khi chuẩn bị thi công, tác phong quân sự của Sinan thật vô giá. Từng loại vật liệu dùng để thi công phải được đặt hàng, sau đó tập kết, và cất vào kho theo thứ tự cần dùng đến. Đá phần lớn lấy ở địa phương nhưng cột đá cẩm thạch lấy từ khắp nơi trong đế quốc Ottoman. Cũng cần cửa chớp có chạm khắc, khung cửa sổ và nhiều chi tiết khác, cho đến lưới sắt và thanh căng đỡ vòm.

Tiền lương cho mỗi người, ngoài số lính tuyển dụng do quân đội trả lương còn có nhiều toán thợ lành nghề đến từ các thôn làng chuyên nghề mộc, chạm khắc và lắp ống thoát nước. Trong 3 tháng mùa Đông khi tàu bè không thể đi lại, phải sử dụng lao động nô lệ. Tổng cộng phải huy động đến 20.000 người, cộng với số người giữ ngựa và dắt la. Đây là lý do giải thích tại sao có thể xây dựng công trình chỉ trong 6 năm.

Ngoại thất và nội thất

Bên ngoài nhà thờ Hồi giáo, một khoảng sân trong thoáng đã chiếm một diện tích bằng với nội thất. Vòm lớn theo truyền thống trước cửa ra vào đồ sộ có nhịp phát sinh từ việc chèn một đôi vòm nhỏ hơn mang các đĩa có câu đề khắc có thể hiểu là nhật nguyệt. Các dãy cột ở bên với kích thước ấn tượng và vòi nước rửa tay đặt ở giữa, khỏi phải thêm một mái bát úp là hoàn tất phần sân trong.

Với các lưới sắt được mạ vàng và đá cẩm thạch đánh bóng - đẹp nhất là sau mỗi cơn mưa - khoảng không gian lộ thiên chỉ có tầm nhìn xa qua các cửa ra vào ở 2 bên mới sánh được. Mặt bên của nhà thờ được đục sâu vào để tạo các bóng ở lối vào và trong những hốc tường có dạng vòm ở giữa - điều này quan trọng để đánh giá đúng phần nội thất, vốn là cuộc cách mạng trong kiến trúc Ottoman.

Toàn bộ không gian được tận dụng bằng cách gỡ bỏ các trụ bổ tường chính. Hành động này được tăng thêm bằng hiệu ứng bóng ở cao trình mặt đất do các cửa sổ đục lõm vào từ phía ngoài tạo ra nhằm làm giảm ánh sáng lọt vào các khu vực thấp hơn trong nội thất. Đạo và đời bị phân chia theo cách này - ban công kéo dài phía trên độ cao các hốc tường có nhiều cửa sổ lớn vẫn để cho luồng ánh sáng không bị trở ngại cũng như các tầng cửa sổ phía trên.


(Ảnh: fa.org)

Lần đầu tiên một tấm sàn thật to để các thầy tu báo giờ cầu nguyện được đặt ngay trên dưới trung tâm mái bát úp, phía dưới sàn là một vòi phun tượng trưng cho sự sống cũng thật độc đáo. Tranh vẽ rất phong phú ở các cạnh của sàn này đều trong điều kiện hoàn hảo. Đá cẩm thạch trắng cao mimbar, để thuyết là trung tâm của mọi buổi cầu kinh vì nó biểu thị hướng của thánh địa Mecca. Ở đây có các cửa sổ lớn để tạo ánh sáng trong nơi thiêng liêng, và sự hạn chế trang trí ở sảnh cầu nguyện nhường chỗ cho các vách phủ bằng hoa trên thiên đàng, sử dụng đầy đủ màu sắc từ các lò nung vôi ở Iznik với mức cao nhất. Ở nơi khác, ngoại trừ hành lang ngoài dành cho Vua hồi, việc sử dụng gốm sứ bị hạn chế. Ở các góc của các vòm bên đỡ ban công nhô ra, ngói uốn cong thật tỉ mỉ để lắp vừa các khoảng không gian không đều giống như bó hoa và phải làm cho nhà thiết kế ở xưởng vẽ trong cung đình thỏa mãn hoàn toàn.

Về đêm, nhiều ngọn nến bên cạnh mimbar được thắp sáng, khói bị hãm trong các mũ chụp bằng đồng tạo ra loại mực đen tốt nhất. Người ta đang hướng mặt về đại sảnh và trần nhà thấp đang lung linh ánh đèn dàu cắt đứt khu vực với một sự thiêng liêng vô hình. Tài liệu về chân móng của nhà thờ cho biết có 2 quan chức năng cản người khác đến đây để đào đất tìm dầu ôliu vào thời gian chưa có điện. Tài liệu còn ghi lại thầy tu báo giờ chính phải cưới một cô gái trẻ đẹp sao cho ông không bao giờ bị người khác quyến rũ.

Để đạt đến sự huy hoàng tột cùng của hành lang dành cho vua Hồi, một cầu thang rộng lắp vào vách dày dẫn đến một lối ra vào có lát gạch gốm dẫn vào căn phòng lộng lẫy với nhiều loại gạch gốm đẹp nhất - quân Nga đã lấy cắp 1 viên khi xâm lăng vào năm 1878, hiện nay vẫn còn ở trong Bảo tàng Hermitage ở St Peterburg. Gạch gốm xếp dần đến đỉnh cao nhất ở hốc tường nhỏ làm lối vào nơi bố trí mihrab. Đây là nơi nghỉ ngơi dành cho người cầu nguyện và sự kiêng cữ kéo dài đến 40 ngày. Không nhà cầm quyền nào có thể vắng mặt trong thời gian lâu như thế, 40 là con số ảo thuật vì thế ngày trở thành giờ. Mimbar rất ấn tượng làm bằng gỗ đột phá khác của Sinan - thực chất vách tường là cửa chớp, vì thế một vua Hồi khi quỳ gối có thể cầu nguyện trực tiếp với thiên đàng. Đây là khoảnh khắc xúc cảm xưa nay chưa có kiến trúc sư nào đạt đến.

Chức Vua Hồi kết thúc vào năm 1924 nhưng nhà thờ Hồi giáo vẫn phát triển như yếu tố quan trọng nhất bên ngoài Istanbul trong Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại. Công trình được khảo sát trong thời gian gần đây và nhận thấy tình trạng vẫn còn rất tốt mặc dù quân đội Nga đã từng cướp phá trước đây. Không có kiến trúc sư nào, ngay cả học trò thâm niên của ông Mehmet Agha có thể sánh được với Sinan về tài năng và trí tưởng tượng. Bằng cách hoàn thiện thành tựu của Ottoman, Sinan biến nó không thể có người thừa kế sáng tạo trong cùng một truyền thống. Lịch sử không bao giờ diễn ra khác đi.

H.T (theo Kiến trúc thế giới hiện đại)
  • 2.088