Điện Versailles - Pháp

  •  
  • 4.361

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Cung điện Versailles của nước Pháp là Di sản văn hóa thế giới năm 1979.

Cung điện Versailles - Di sản văn hóa thế giới tại Pháp

Cung điện Versailles nằm cách thủ đô Paris khoảng 20 km về phía Tây Nam. Cung điện là một tổ hợp các công trình kiến trúc vô cùng đồ sộ và lộng lẫy nằm trong khuôn viên có diện tích khoảng 67.000 m2.

Cung điện Versailles được coi là biểu tượng của quyền lực các triều đại phong kiến Pháp. Versailles nổi tiếng không chỉ bởi đây là một công trình kiến trúc đẹp và quy mô của nó mà còn bởi cung điện còn là nơi ghi dấu những tin hoa của nghệ thuật nước Pháp thế kỷ 17 và 18. Kiến trúc của cung điện tuân theo những quy tắc chuẩn mực của chủ nghĩa cổ điển như tính đối xứng của công trình, các hành lang nhiều cột, các công trình nghệ thuật lấy cảm hứng từ truyền thuyết và nghệ thuật cổ đại, kết hợp với nghệ thuật Baroque.

Điện Versailles - Pháp

Khi Louis 13 mất năm 1643, Louis 14 mới lên 5 tuổi, nơi ở của vua Pháp đặt trong điện Louvre và Saint-Germain-en-Laye. Thế nhưng khi kết hôn năm 1660, Louis 14 dời hoàng cung về Versailles, lúc đầu do thân phụ ông xây dựng năm 1623 như một nhà nghỉ để đi săn nhưng sau đó mở rộng thành lâu đài.

Qua 50 năm trị vì của Louis 14, Versailles kết hợp hay tiếp nhận phần lớn tác phẩm tinh xảo nhất của giới họa sĩ và kiến trúc sư Pháp và trở thành cung điện lớn nhất và xinh đẹp nhất ở châu Âu, sự kết hợp huyền ảo mặt tiền kiểu Cổ điển chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Baroque Ý tách biệt với nội thất Baroque hoa mỹ với các công viên vô cùng phong phú đến mức ngày nay phong cách này được biết đến như trường phái Cổ điển Pháp. Cung điện và địa điểm phải tận dụng uy thế đối với những nơi hoàng gia cư trú trong thế kỷ 18 của châu Âu.


Sân Hoa cương là vết tích cuối cùng của lâu đài ban đầu của Le Roy xây dựng cho vua Louis 13 được Le Vau vẽ lại kiểu.

Louis 15 và 16 tiếp tục bổ sung trong cung điện - trang trí và hoàn tất chủ đề phong cách nghệ thuật từ thời Phục hưng (Louis 13) và trường phái Cổ điển Pháp (Louis 14) đến Rococo (Louis 15), kế đến là Tân cổ điển (Louis 16). Sau cách mạng, Napoleon I bổ sung không đáng kể trước khi Louis-Philippe biến cung điện thành một Bảo tàng viện Những vinh quang của nước Pháp. Công trình ở hình dáng sau cùng rất đồ sộ, với hơn 700 phòng, diện tích sàn 51.000m2 và không ít hơn 65 cầu thang.

Các nhà thiết kế

Khởi công xây dựng điện Versailles của Louis 14 bắt đầu vào năm 1661. Nhà vua chọn kiến trúc sư Louis Le Vau, nhà trang trí Charles Lebrun và nhà thiết kế cảnh quan André Le Nôtre. Năm trước đó, lễ kỷ niệm dành cho nhà vua được tổ chức ở lâu đài mới của Bộ trưởng Tài chính Pháp Fouquet ở Vaux le Vicomte, gần Melun. Louis 14 rất ấn tượng trước tòa lâu đài tráng lệ cùng công viên xinh xắn cũng như luôn nhớ mãi thái độ tự phụ của chủ nhân tòa lâu đài - người ông sẵn sàng tống giam - bàn bạc với những nhà thiết kế lâu đài để mở rộng nơi ở Versailles khá khiêm tốn của mình.

Le Vau (1612 - 1670) xuất thân từ một gia đình kiến trúc sư, thợ xây dựng, người thiết kế, được gọi là Kiến trúc sư cung đình năm 1654. Trước tiên ông thiết kế lại điện Versailles của Philibert Le Roy dưới thời Louis 13, trước khi bổ sung phần mở rộng được truyền cảm hứng theo phong cách Baroque Ý tập trung quanh công trình ban đầu ở cả 3 mặt và 1 dải đất bằng tạo bậc. Sau khi Le Vau mất, công trình của công - lúc này là Nhà khách chính phủ - do trợ lý của ông là Francois d'Orbay hoàn tất.

Điện Versailles - Pháp

Jules Hardouin (1646 - 1708), cháu trai cũng là người kế nghiệp kiến trúc sư Francois Mansart đã kế nghiệp Le Vau trong tư cách Kiến trúc sư cung đình, theo quyết định của Louis 14 năm 1682 để xây dựng sân ở điện Versailles, thêm vào một vài chi tiết quan trọng vào cung điện - tăng diện tích sàn lên gấp 5 lần. Trong số những thành tựu nổi tiếng nhất ở Versailles của Hardouin-Mansart là Phòng kính tráng lệ bằng cách chèn vào một mặt tiền hốc tường do Le Vau thiết kế, và một vườn cam cao 13m, với vách tường đồ sộ của khu vườn giữ cho nhiệt độ hầu như không đổi quanh năm. Gần cuối đời, Hardouin-Mansart thiết kế một Nhà nguyện hoàng gia trang trí công phu, do em rể của ông là Robert de Cotte hoàn tất năm 1710.

Thời gian Louis 15 trị vì chứng kiến cách trang trí Rococo trang nhã (thuật ngữ ban đầu ám chỉ cách trang trí vỏ sò và chuỗi hạt của Ý) thay cho nghệ thuật Baroque hiện hữu, và thi công nơi ẩn dật dành cho vua trong một công viên rộng mênh mông - cung điện Trianon. Năm 1770, dưới thời vua Louis 16, Jacques-Ange Gabriel thêm một dinh thự quan trọng sau cùng vào cung điện, công trình nhà hát Opéra theo phong cách Tân cổ điển bằng gỗ tuyệt đẹp có 700-1000 chỗ ngồi, thế nhưng công trình theo phong cách Tân cổ điển đẹp nhất của ông chính là Petit Trianon (1768) huyền ảo.

Điện Versailles - Pháp

Trang trí

Charles Lebrun (1619 - 1690) học nghề ở các họa sĩ Francois Vouet và kế đến là Nicolas Poussin, cư dân ở Rome. Louis 14 đánh giá cao bích họa và tranh vẽ cổ điển của Lebrun, năm 1661 ông đề nghị với họa sĩ giám sát từng chi tiết trang trí của điện Versailles, bổ nhiệm ông làm Họa sĩ cung đình năm 1662.

Điện Versailles - Pháp

Cũng như cuộc đời của Louis 14 - và tòa lâu đài khắp nơi đều biết tiếng, phòng ốc trong cung điện đều rộng lớn, nội thất của Lebrun cực kỳ hoa mỹ, mọi cố gắng đều tạo ấn tượng. Bản chất tinh túy của nghệ thuật Baroque nằm ở cách sử dụng trang trí và nhẹ nhàng để tạo ra ảo giác dịch chuyển và không gian vô tận, kiến trúc tường bao biến mất khi khách tham quan có cảm giác như bị lôi kéo vào trong các phòng kế cho đến khi bị thu hút phải ngước nhìn bích họa trên trần. Chủ đề chiêm tinh cùng thần thoại luôn nhắc khách thập phương liên tưởng sự kết hợp giữa nhà vua với vị thần Mặt trời Apollo, Nam thần Ánh sáng và đời sống.

Sự phong phú của vật liệu quý và tay nghề xuất sắc chiêu mộ ở khắp châu Âu gây ngạc nhiên có tính toán. Một trong những không gian diễm lệ nhất thế giới, Phòng kính đẹp tuyệt trần của Hardouin-Mansart nhìn ra công viên, kết hợp sự sử dụng kính lần đầu tiên ở quy mô lớn (17 panel gắn kính cao phản chiếu các cửa sổ tương tự, đầy đủ chiều cao ở phía đối diện), trong khi 30 bích họa trần nhà của Le Brun mô tả thành tựu của triều vua Louis 14.

Điện Versailles - Pháp

Điện Versailles nhờ ở phần lớn sự tập hợp phong phú đến mức hoang phí trong kiến trúc, trang trí và đồ gỗ nội thất ban đầu, và sự thủ đắc nghệ thuật của các nhà vua kế vị, có nhận thức sáng suốt. Vua Louis-Philippe đặt hàng hơn 3000 tranh vẽ để lấp kín các phần còn thiếu về lịch sử nước Pháp từ thời Trung cổ đến thập niên 1830 (tuy nhiên trong số này không có tranh nào mô tả sự thất bại).

Cảnh quan

Điện Versailles - Pháp

Công viên của Le Nôtre trông có vẻ đơn giản nhưng khi tham quan sẽ nhận thấy tài nghệ bậc thầy của ông với các thành phần quy mô lớn và chi tiết tinh vi. Một mạng lưới phức hợp gồm nhiều phối cảnh đang phát triển, thay đổi ở mức độ và quy mô, cùng các thành phần kiến trúc quá nhiều dần dần hé mở cho du khách nhận ra sự phát triển trong công viên. Tổ chức đơn giản dễ thấy của điện Versailles trên quy mô lớn và phong phú tạo ra những cảnh quan và chi tiết gây ngạc nhiên. Louis 13 hài lòng với kết quả đến mức ông tự mình soạn lời hướng dẫn, vẽ lộ trình giúp khách tham quan phát hiện những chi tiết ông tâm đắc.

Điện Versailles - Pháp
30 năm ngăn cách 2 tuyệt tác của Hardouin-Mansart: một trong những căn phòng đẹp nhất trong Phòng kính rộng thênh thang do Lebrun trang trí (1678) và Nhà nguyện Hoàng gia (1710)

Bồn hoa - bố cục hình học có các hàng giậu thấp, bông hoa và bãi cỏ đều gắn bó mật thiết với lâu đài và thiết kế để được nhìn thấy từ cao điểm từ bên trong, tầm mắt không bị cản trở. Kênh lớn sử dụng cho mục đích đi lại, cũng là minh họa ấn tượng kỹ thuật Baroque thu hút nhận thức của khán giả về trục chính bên phải chạy đến tận chân trời.

Điện Versailles - Pháp

Tuy nhiên một khi ở trong công viên, trục chính trở thành một liên kết thú vị nhiều bể chứa, pho tượng với sông ngòi nước Pháp và cây được cắt tỉa theo dạng hình học, được nhấn mạnh bằng vòi phun và các trục phụ. Đến lượt các trục phụ dẫn đến các vòi phun mang đặc điểm riêng của từng mùa cũng như các lùm cây nhỏ hay khóm hoa không ngờ đến (hiện chỉ còn lại 9 trong tổng số 14 lúc đầu), ẩn hiện trong khu rừng bao quanh.

Số liệu thực tế:

3 là số cung điện nằm trong tổng thể kiến trúc cung điện Versailles. Các cung điện này bao gồm Versailles, Grand Trianon và Petit Trianon. Tổng cộng, tổ hợp này có tới 700 phòng, 2.513 cửa sổ, 352 ống khói, 67 cầu thang, 483 chiếc gương và diện tích mái ngói lên tới 13 héc ta. Công chúng có thể đi thăm quan trong diện tích rộng tới 67.121m2.

17 là số tấm gương bao phủ bên trong căn Phòng Gương nổi tiếng. Nó là phòng trưng bày chính của lâu đài với chiều dài 73m và hiện là một trong các căn phòng được biết tới nhiều nhất trên thế giới. Phòng Gương được xây dựng bắt đầu từ năm 1678 và vào thời điểm đó, gương là vật liệu đắt tiền và rất khó chế tạo.

Điện Versailles - Pháp

55 là số hồ nước lớn nhỏ khác nhau trong cung điện Versailles. Trong đó lớn nhất là hồ Grand Canal, rộng 23 hecta và chứa 500.000m3 nước. Tất nhiên cũng không thể không nhắc tới 600 vòi phun nước được trang trí đẹp mắt và 35km kênh đào chạy quanh khu lâu đài này.

800 héc ta là diện tích công viên của lâu đài Versailles. Để thăm quan hết khu vực này thì phải đi nhiều ngày, trong một ngày chỉ có thể thăm quan những điểm chính.Trong số 800 héc ta đó có 300 héc ta rừng, 2 khu vườn cảnh kiểu Pháp trong đó có 1 khu vốn dành riêng cho Hoàng hậu năm xưa được tạo hình như một làng quê nhỏ. Riêng phần công viên đã có tới 20km hàng rào, 42km đường mòn lát sỏi và 372 bức tượng trang trí.

Điện Versailles - Pháp

900 là số lượng nhân viên quản lý và điều hành lâu đài. Trong số này có 400 người là nhân viên bảo vệ, họ chịu trách nhiệm "quản" 3 triệu lượt người thăm quan lâu đài và 7 triệu lượt người tham quan khu vực công viên hàng năm. Trong tổng số du khách đó có tới 70% là người nước ngoài tới chiêm ngưỡng niềm tự hào của nước Pháp.

18.000 m2 là diện tích của khu vực bảo tàng bên trong cung điện Versailles. Vào thế kỷ 19, Bảo tàng Lịch sử nước Pháp được thành lập và trở thành bảo tàng lịch sử lớn nhất thế giới thời bấy giờ. Trong bộ sưu tập của bảo tàng có tới 6.123 bức tranh, 1.500 bức phác họa, 15.034 tác phẩm chạm trổ và 2.102 tác phẩm điêu khắc.

100.000.000 (đồng livre) là số tiền tối thiểu để hoàn thành công trình này vào thời vua Louis XIV, tính theo đơn vị tiền tệ thời đó là livre. Chi phí nuôi 12 người trong 1 ngày vào thời bấy giờ mất khoảng 14 livre. Tất nhiên, một công trình lớn như Versailles cũng đòi hỏi lượng nhân công khổng lồ mà lúc cao điểm nhất lên tới 36.000 người/năm.

Yếu tố ấn tượng nhất trong công viên có lẽ là sự hiện diện và xử lý nước - bơm từ sông Seine ở Marly. Kênh lớn chiếm 23ha và các bể chứa khác, giống như kính trong phòng kính của lâu đài hướng mặt ra công viên, biến bầu trời thành một yếu tố trang trí thay đổi không ngừng, tăng thêm ảo giác Baroque về một không gian bất tận. Vòi phun thêm một lần nữa nhấn mạnh sự kết hợp của Vua Mặt trời với vị thần Mặt trời trong thần thoại Hy Lạp: 2 vòi phun chính liên tưởng đến đường đi của Mặt trời qua bầu trời - biểu thị đặc điểm của thần Apollo ở phía Tây và thần Leto, mẹ của Apollo ở phía Đông.

Trục lớn theo phong cách Baroque thoạt trông có vẻ đơn giản của Le Nôtre cho thấy một chuỗi cảnh quan bất tận, thành phần kiến trúc và chi tiết thú vị.
Trục lớn theo phong cách Baroque thoạt trông có vẻ đơn giản của Le Nôtre cho thấy một chuỗi cảnh quan bất tận, thành phần kiến trúc và chi tiết thú vị.

Ở điện Versailles sử dụng với mọi hình dạng động lực học - thần công nước theo chiều thẳng đứng, thành phần hình học tạo vòm, thác nước - khiến tất cả các giác quan đều thích thú theo cách một tác phẩm điêu khắc bên trong, không có chi tiết phụ họa, không bao giờ có được. Khách tham quan "Grands Eaux" - khi ấy hệ thống đường ống ban đầu dài 35km có đến 50 vòi phun - giúp cho mọi người từng trải qua một khoảnh khắc thật sự tuyệt vời, không hề có được ở công viên khác.

Versailles ngày nay

Ngày nay, điện Versailles vẫn sử dụng như Bảo tàng viện quốc gia và Nhà khách chính phủ, cũng như là điểm hẹn của các sự kiện trọng đại như ký kết hiệp ước sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, hội nghị các nguyên thủ châu Âu và cuộc họp của lưỡng viện Pháp khi bàn về sửa đổi hiến pháp. Mặc dù những nhà cầm quyền sau này có thay đổi nhưng điện Versailles vẫn còn là công trình của các nhà thiết kế và trang trí tài năng của Louis 14.

Điện Versailles - Pháp

Điện Versailles - Pháp

Điện Versailles - Pháp

Điện Versailles - Pháp

Điện Versailles - Pháp

Điện Versailles - Pháp

Điện Versailles - Pháp

Điện Versailles - Pháp

Điện Versailles - Pháp

Điện Versailles - Pháp

H.T (Theo Kiến trúc thế giới hiện đại)
  • 4.361