Các đôi uyên ương có thể sẽ có cơ hội trao cho nhau nhẫn cưới làm từ chính xương mình được nuôi trong phòng thí nghiệm. Những chiếc nhẫn đầu tiên như vậy đã được tạo ra ở Anh.
Các nhà khoa học sẽ lấy tế bào xương từ răng khôn và nuôi chúng trong một chiếc khung đặc biệt tại phòng thí nghiệm. Đây là một phần trong sự hợp tác giữa các nhà khoa học và nghệ nhân để tạo ra những vật tinh xảo từ mô xương. Các mẫu vật sẽ được trưng bày tại cuộc triển lãm ở Bệnh viện Guy's and St Thomas ở London, Anh.
(Ảnh: BBC, VNE) |
Người bạn đời của cô, Matt, nhận xét: "Khi bạn nghĩ về nó, nó cũng giống như ngà voi, nhưng mang tính đạo đức hơn, bởi vật liệu chưa từng là một phần của Harriet mà chỉ được trồng từ vật liệu lấy từ cơ thể cô ấy".
"Đó là lý sao có người hứng thú mà cũng có người thấy ghê ghê, nhưng khi bạn nhìn lại và suy nghĩ về nó, bạn sẽ không hề thấy nó đáng sợ mà thực ra rất sạch khẽ và thuần khiết" - Matt nói.
Các nhà khoa học chiết tách từ răng khôn của người tham dự để lấy một mảnh xương nhỏ. Sau đó, họ phân giải vật liệu xương và lấy tế bào xương để trồng trong phòng thí nghiệm. Chúng được nuôi bằng các chất dinh dưỡng và phát triển trên khung vật liệu gọi là thuỷ tinh sinh học - một hoạt tính đặc biệt mô phỏng cấu trúc vật liệu xương.
Các nhà khoa học cho biết về sau, kỹ thuật này có thể được sử dụng để trồng những mảnh xương to hơn cho bệnh nhân bị ung thư hoặc cần phải thay thế xương.
"Nó sẽ cải thiện sức khoẻ của bệnh nhân mà không cần lấy xương từ một người khác", tiến sĩ Ian Thompson tại Đại học King nói. "Vì vậy nếu bị vỡ xương hàm, bạn sẽ không cần lấy xương sườn hay ở đâu đó trên cơ thể để thay thế, mà chỉ cần trồng phần đó trong phòng thí nghiệm và cấy ghép".
Tobie Kerridge và Nikki Stott, những nghệ nhân tham gia dự án, đã gắn xương vào đồ trang sức làm bằng bạc theo mẫu thiết kế của các cặp tình nhân. "Được lấy ra thứ gì đó từ người mình và biến thành một vật quý giá là một điều vô cùng ý nghĩa đối với tôi", Harriet cảm nhận.
M.T.