Nhờ vào cơ chế nhả tơ cực kỳ độc đáo và biết cách lợi dụng các dòng không khí, nhện vỏ cây Darwin có thể xây dựng một “cây cầu” dài 25m bắc qua dòng sông để bắt đầu tạo ra một cái bẫy bắt mồi.
Nhện vỏ cây Darwin (Caerostris darwini) là một loài nhện trong họ Araneidae. Loài nhện này được phát hiện ở Madagascar trong Vườn quốc gia Andasibe-Mantadia trong năm 2009. Loài nhện này có bề ngoài trông giống như vỏ cây. Tên loài được đặt theo nhà tự nhiên học Charles Darwin.
Nếu tơ nhện vẫn được coi là loại vật liệu có khả năng chịu lực phi thường, thì nhện Vỏ Cây Darwin chính là loài sở hữu thứ tơ “chất lượng” nhất. Theo phân tích, tơ của nhện Vỏ Cây Darwin dai gấp đôi tơ nhện thường và gấp mười lần sợi Kevlar – loại sợi dùng để chế tạo áo chống đạn – có kích thước tương đương.
Chưa dừng lại ở đó, loài nhện sở hữu thứ tơ phi thường nhất này còn mang trong mình khả năng bắn tơ siêu đẳng, khi có thể thể bắn đoạn tơ dài đến hơn 25 mét. Do đó, khi có dịp phiêu lưu đến khu rừng mà loài nhện này sinh sống, đừng quá ngạc nhiên khi nhìn thấy một chiếc “cầu tơ” bắc ngang qua cả dòng sông!
Để tạo nên chiếc mạng, nhện cái bắn một sợi tơ kéo dài liên tục từ một bên bờ sông. Luồng không khí sẽ thổi sợi tơ sang bên kia bờ sông và tạo nên một chiếc cầu. Tại chính giữa chiếc cầu đặc biệt này, nhện vỏ cây Darwin sẽ tạo nên một chiếc mạng tròn dạng xoắn ốc có đường kính lên tới gần 3m.
Loài nhện này có thể thể bắn đoạn tơ dài đến hơn 25 mét.
Kích thước đồ sộ của chiếc mạng khiến người ta dễ tưởng tượng kẻ tạo ra nó phải là một loài nhện khổng lồ, nhưng sự thực là nhện vỏ cây Darwin không to như vậy.
"Nhện vỏ cây Darwin cái có chiều ngang thân khoảng 1,5cm và nặng 0,5g, trong khi nhện đực nhỏ hơn nhiều với trọng lượng chưa đến 1/10 con cái", Matjaž Gregorič thuộc Học viện Khoa học và Nghệ thuật Slovenia ở Ljubljana, cho biết.
Không chỉ giết bạn tình và cắt bộ phận sinh dục, loài nhện vỏ cây Darwin ở Madagascar còn có tập tính tiết nước bọt ở cửa mình con cái trong thời gian giao phối.