Nhóm máu duy nhất có thể tự động chống lại căn bệnh giết nửa triệu người mỗi năm

  •   43
  • 4.197

Cơ chế bảo vệ của nhóm máu này được đánh giá là chưa từng thấy bao giờ, và mang tiềm năng giải quyết dứt điểm chứng bệnh vẫn đang giết hàng trăm ngàn người mỗi năm.

Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 960.000 người, cùng hơn 30 triệu ca lây nhiễm. Đó là một căn bệnh thực sự nguy hiểm - điều này không cần phải bàn cãi nữa. Nhưng trên thực tế, nhân loại từ lâu đã phải đối mặt với nhiều căn bệnh khác cũng đáng sợ không kém. Và một trong số đó là bệnh sốt rét (malaria) do loài muỗi mang tới, thứ khiến hàng triệu người tử nạn mỗi năm.

Tuy vậy một nghiên cứu hồi tháng 4/2019 do các chuyên gia Mỹ thực hiện tại Đông Phi đã phát hiện ra một sự thật bất ngờ: Có một nhóm máu cho phép cơ thể chống lại sự tấn công của virus sốt rét, thậm chí còn hiệu quả hơn cả các loại vaccine tốt nhất hiện nay. Và đó là nhóm máu O! Các nhóm A, B, và AB đều không bảo vệ cơ thể tốt bằng.

Vấn đề là cơ chế của sự bảo vệ này nằm ở đâu thì phải đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học mới có thể trả lời được!

Trước tiên hãy nói về căn bệnh sốt rét. Căn bệnh này do 5 loại ký sinh trùng trên muỗi gây ra, cướp đi sinh mạng của hơn nửa triệu người mỗi năm, và rất nhiều trong số đó là trẻ em. Ký sinh trùng gây bệnh hoạt động theo cơ chế "chìa khóa - ổ khóa" sau khi xâm nhập vào cơ thể. Vậy nên, đa số các vaccine sốt rét từ trước đến nay đều tập trung vào cơ chế này, hoặc thay đổi "ổ khóa" trên tế bào máu, hoặc xâm chiếm "chìa khóa" của ký sinh trùng.

Nhóm máu O cho phép cơ thể chống lại sự tấn công của virus sốt rét.
Nhóm máu O cho phép cơ thể chống lại sự tấn công của virus sốt rét.

Tuy nhiên năm 2017, sau khi làm xét nghiệm tại Kenya, các nhà khoa học phát hiện tỷ lệ người có nhóm máu O tăng đột biến, với một biến thể gene được gọi là "Dantu". "Biến thể này khiến sức căng bề mặt của tế bào máu tăng lên, biến máu thành cả một cánh cửa chứ không chỉ là ổ khóa," - trích lời Silvia Kariuki, chuyên gia di truyền học tại chương trình nghiên cứu của Quỹ KEMRI-Wellcome Trust ở Kenya.

"Có thể hiểu là ký sinh trùng mang chìa khóa, nhưng bản thân cánh cửa lại quá nặng để có thể mở ra".

Hiện tại, các loại vaccine chống sốt rét vẫn chưa được hoàn thiện, chỉ có thể cung cấp miễn dịch khoảng 35% đối với các dạng nguy hiểm nhất của căn bệnh này. Nhưng chỉ một mẫu gene Dantu thôi cũng có thể cung cấp 40% khả năng bảo vệ. Và nếu một người được di truyền 2 mẫu từ bố và mẹ, khả năng kháng bệnh tăng lên tới 74%. Hơn nữa việc có 2 bản sao của gene Dantu cũng không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào, chỉ đơn giản là tăng khả năng kháng bệnh thôi.

Để có được kết quả này, các nhà khoa học phân tích mẫu máu của 42 đứa trẻ tại Kilifi (Kenya), đồng thời xem phản ứng của hồng cầu với Plasmodium falciparum - dạng nguy hiểm nhất của sốt rét. Kết quả cho thấy hồng cầu trong máu chúng tạo ra lớp màng đặc hơn, chặt chẽ hơn - cơ chế bảo vệ chưa từng được biết tới.

Gene Dantu đã kéo màng tế bào lại với nhau, khiến nó căng ra và chặn được sự lây nhiễm của ký sinh trùng
Gene Dantu đã kéo màng tế bào lại với nhau, khiến nó căng ra và chặn được sự lây nhiễm của ký sinh trùng.

Thứ tạo ra lớp màng này vẫn chưa được làm rõ, nhưng các chuyên gia tin rằng nó có liên quan đến protein trên màng tế bào. Gene Dantu đã kéo màng tế bào lại với nhau, khiến nó căng ra và chặn được sự lây nhiễm của ký sinh trùng. Bề mặt càng ít căng, ký sinh trùng càng có xu hướng tấn công mạnh. Điều này lý giải tại sao P. falciparum có xu hướng tấn công người trẻ hơn, vì sức căng bề mặt tế bào máu thường là thấp hơn.

Nếu như chúng ta có thể biết cơ chế chính xác của gene Dantu, việc tạo ra một loại vaccine lợi dụng cơ chế này là hoàn toàn khả thi. Không cần cơ chế "chìa khóa - ổ khóa" nữa, mà khả năng bảo vệ vẫn mạnh hơn rất nhiều.

"Màng tế bào hồng cầu chỉ cần căng hơn một chút là đủ để chặn ký sinh trùng sốt rét xâm nhập" - Viola Introini, chuyên gia sinh học vật lý tại ĐH Cambridge (Anh).

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature.

Cập nhật: 21/09/2020 Theo phapluatbandoc
  • 43
  • 4.197