Những báu vật của vương quốc cổ tại Nam bộ xưa

  •  
  • 2.486

Nhẫn, vòng, trang sức dát vàng cùng những chuỗi hạt của người dân Phù Nam khoảng 1.500 năm trước tại Nam bộ lần đầu được trưng bày ở Sài Gòn.

Báu vật vương quốc cổ
Hơn 300 hiện vật khai quật từ các di tích tại An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An... được gọi là "Báu vật vương quốc cổ" đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (quận 1, TP HCM).

Trong ảnh là những chiếc nhẫn vàng được chạm khắc hình bò Nandi
Chúng thuộc về quốc gia cổ Phù Nam, tồn tại từ thế kỷ I-VII. Đây từng là vương quốc phồn thịnh, lãnh thổ bao gồm cả vùng Nam bộ của Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và phía Bắc bán đảo Mã Lai. Trong ảnh là những chiếc nhẫn vàng được chạm khắc hình bò Nandi - linh thú của người Phù Nam xưa, được đánh giá là rất tinh tế.

Trang sức bằng vàng.
Năm 1944, nhà khảo cổ học Pháp Louis Malleret lần đầu phát hiện di tích Óc Eo - Ba Thê (An Giang) - cảng thị sầm uất của người Phù Nam xưa. Ông cho khai quật và thu được nhiều hiện vật giá trị, đặc biệt là trang sức bằng vàng. Tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử - cho rằng đây đều là những báu vật của vương quốc Phù Nam xưa, được chạm khắc tính tế dưới bàn tay tài hoa của người thợ kim hoàn.

Chuỗi hạt bằng vàng.
Chuỗi hạt bằng vàng. Sau di chỉ tại Óc Eo, thêm nhiều di vật của người Phù Nam xưa được tìm thấy qua những cuộc điền dã, khai quật tại Kiên Giang, Long An, TP HCM, Đồng Nai... Những di vật này được lưu giữ trong nhà kho các bảo tàng tỉnh thành, công chúng ít được tiếp cận.

Trong ảnh là hình con voi được chạm khắc trên lá vàng.
Những tấm vàng lá được chế tác hình cánh hoa, bánh xe, mặt trăng... hoặc chạm khắc hình thần, voi. Chúng được đánh giá có kỹ thuật rất tinh tế, chứng tỏ trình độ chế tác, thẩm mỹ rất cao của người thợ kim hoàn xưa. Trong ảnh là hình con voi được chạm khắc trên lá vàng.

Lá vàng hình cánh hoa.
Lá vàng hình cánh hoa.

Chất liệu chế tác trang sức còn là đá quý, đá màu, mã não, thủy tinh và đất nung.
Chất liệu chế tác trang sức còn là đá quý, đá màu, mã não, thủy tinh và đất nung. Một số hạt còn được chạm, sơn vẽ mặt ngoài với nhiều đề tài sống động. Theo tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn, chuỗi hạt là hiện vật thu được nhiều nhất tại di tích Óc Eo, có tạo hình giống các loại tìm thấy tại Ấn Độ, Hy Lạp, La Mã… Việc này chứng tỏ cảng thị Óc Eo từng là nơi giao thương lớn, kết nối nhiều nền kinh tế, văn hóa của thế giới cổ.

Các nhà khoa học còn tìm được con dấu từng được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ và La Mã cổ đại.
Trong những di chỉ, các nhà khoa học còn tìm được con dấu từng được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ và La Mã cổ đại. Những con dấu của người Phù Nam xưa không chỉ thể hiện chức năng quản lý xã hội mà còn kết hợp thành vật trang sức.

Trong ảnh là nồi nấu kim loại bằng đất nung.
Vương quốc Phù Nam nổi tiếng là "xứ vàng" nên nghề kim hoàn rất phát triển. Các sản phẩm làm ra phục vụ nhu cầu trang trí, tín ngưỡng và giao thương quốc tế. Trong ảnh là nồi nấu kim loại bằng đất nung.

Một khuôn đúc của người thợ kim hoàn xưa ở vùng Óc Eo.
Một khuôn đúc của người thợ kim hoàn xưa ở vùng Óc Eo.

Vương quốc Phù Nam sau nhiều thế kỷ tồn tại đã suy yếu, dần bị các quốc gia khác chinh phạt rồi biến mất một cách bí ẩn.
Vương quốc Phù Nam sau nhiều thế kỷ tồn tại đã suy yếu, dần bị các quốc gia khác chinh phạt rồi biến mất một cách bí ẩn.

Cập nhật: 11/12/2017 Theo VnExpress
  • 2.486