Muỗi mang tới cho con người hàng loạt bệnh như sốt xuất huyết, sốt vàng da, sốt rét hay gần đây nhất là virus Zika...
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), muỗi là nguồn truyền nhiễm bệnh nguy hiểm nhất, khiến hàng triệu người chết và hàng trăm triệu người mắc bệnh mỗi năm trên thế giới. "Chúng là sát thủ tồi tệ nhất thế giới", bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Quốc gia về Dị ứng và Truyền nhiễm Mỹ nói với CBS News.
Ngoài virus Zika mới bùng phát gần đây, còn nhiều căn bệnh nghiêm trọng khác do muỗi gây ra.
Sốt rét sinh ra bởi ký sinh trùng plasmodium do muỗi truyền, tấn công hàng triệu người mỗi năm. (Ảnh: Yasmin).
Sốt rét sinh ra bởi ký sinh trùng plasmodium do muỗi truyền, tấn công hàng triệu người mỗi năm. WHO ước tính năm ngoái một nửa dân số thế giới (tương đương 3,2 tỷ người) đối mặt với nguy cơ mắc sốt rét, chủ yếu ở châu Phi cận Sahara, châu Á, châu Mỹ La tinh. Trẻ em đặc biệt dễ đổ bệnh.
Năm 2015 thế giới có 214 triệu bệnh nhân sốt rét, trong đó 438.000 trường hợp tử vong.
Sốt xuất huyết là loại virus truyền qua muỗi, các triệu chứng giống cúm như sốt cao đột ngột, phát ban, đau sau mắt, đau cơ khớp. Bệnh có thể chuyển biến thành sốt xuất huyết nặng, đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Theo WHO, tỷ lệ mắc sốt xuất huyết đã tăng 30 lần trong 50 năm qua, với khoảng 50-100 triệu bệnh nhân mỗi năm, đặt một nửa dân số thế giới vào nguy hiểm. Dịch sốt xuất huyết nghiêm trọng đầu tiên xảy ra ở Philippines và Thái Lan vào những năm 1950. Ngày nay nó trở thành nguyên nhân hàng đầu của những ca nhập viện hoặc tử vong tại châu Á cùng châu Mỹ Latin.
Chikungunya dẫn đến sốt, đau cơ khớp nặng, suy nhược, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi và phát ban. Thời gian phát bệnh thường thay đổi, có thể kéo dài hàng tuần và hiện chưa có thuốc chữa. Dù những trường hợp biến chứng khá hiếm gặp, Chikungunya vẫn đủ khả năng gây tử vong, đặc biệt ở người cao tuổi.
WHO ghi nhận Chikungunya đã xuất hiện tại hơn 60 quốc gia, trở thành mối đe dọa không thể xem thường ở châu Phi, châu Á, Ấn Độ. Bệnh cũng lan sang Mỹ và châu Âu sau khi một người bệnh được phát hiện ở Caribean năm 2013.
WHO ghi nhận Chikungunya đã xuất hiện tại hơn 60 quốc gia.
80% người mắc virus West Nile không có biểu hiện cụ thể. Căn bệnh này có thể dẫn đến tổn thương thần kinh đến mức tử vong nhưng may mắn là tỷ lệ này không vượt quá 1%.
Virus West Nile phổ biến ở châu Phi, châu Âu, Trung Đông, Bắc Mỹ và Tây Á.
Có khoảng 30.000 người chết vì sốt vàng da mỗi năm, trong đó 90% tập trung ở châu Phi. Ngoài ra, khu vực nhiệt đới của châu Mỹ Latin cũng bị ảnh hưởng.
Người bị sốt vàng da có biểu hiện vàng mắt, sốt, đau cơ, đau đầu, run rẩy, chán ăn, buồn nôn hoặc nôn. Khoảng 15% bệnh nhân cảm thấy đang khỏe lên trên thực tế lại rơi vào pha thứ hai của bệnh, dẫn đến bị đau bụng dưới, chảy máu từ miệng, mũi, mắt, dạ dày, đồng thời mất chức năng thận. Theo WHO, 50% trường hợp bước vào pha hai sẽ chết trong khoảng 10-14 ngày.
Virus Zika đang hoành hành ở Trung và Nam Mỹ, bị cho là liên quan đến dị tật teo não ở trẻ nhỏ. Nó vốn không gây bệnh nặng nhưng lại là hiểm họa lớn đối với phụ nữ mang thai. Một số người nhiễm virus Zika còn phát triển hội chứng Guillain-Barré, tình trạng tự miễn dịch có thể dẫn đến liệt tạm thời.
WHO cảnh báo nhiều khả năng số trường hợp mắc Zika sẽ lên tới hàng triệu trong thời gian tới.
Viêm não Nhật Bản là bệnh lây nhiễm gây nguy hiểm đến não do muỗi đốt. Căn bệnh này phổ biến ở châu Á, Tây Thái Bình Dương, Trung và Nam Mỹ. Một số triệu chứng nghiêm trọng của bệnh này bao gồm sốt cao, co giật, hôn mê và nhức đầu dữ dội.
Đây là một trong những bệnh hiếm gặp nhất, nhưng nguy hiểm. Đây cũng là một bệnh vi-rút do muỗi truyền. Các triệu chứng bao gồm sốt, đau đầu, mất phương hướng, run, hôn mê, co giật, tê liệt, vv Cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất là não. Loại vi-rút này phổ biến nhất trong các khu vực rừng và đầm lầy ở Đông và Trung Mỹ, là nơi sinh sản loài muỗi lây lan bệnh này.