Những câu hỏi lớn nhất của khoa học đầu thế kỷ 21

  •  
  • 2.858

Nhân kỷ niệm 125 năm ra số đầu tiên, tạp chí Science nổi tiếng công bố danh mục 125 vấn đề khoa học lớn nhất. Cấu trúc của vũ trụ và vật chất, bản chất của nhận thức là 2 vấn đề quan tâm hàng đầu của nhân loại. 

Đài quan sát thiên văn - những “con mắt thần” và “tai thính” không ngừng thu tín hiệu từ vũ trụ

Nhân dịp này, Tiến sĩ Toán - Lý, Giáo sư trường Đại học Tổng hợp Quốc gia mang tên M. Lomonosov, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Nga (HLKH) Leonid Lescov có bài trả lời phỏng vấn báo Tin tức.

Thưa Viện sĩ, cấu trúc của vật chất và vũ trụ là điều bí ẩn thu hút sự quan tâm của loài người từ thời xa xưa. Vậy, ngày nay chúng ta đã biết được những gì về điều bí ẩn này?

Đã có các luận thuyết chứng minh vũ trụ hình thành cách đây 13-15 tỷ năm từ cõi hư vô. Vào thời điểm hình thành, vũ trụ có kích thước vô cùng nhỏ, cỡ 10-33cm. Đến nay chưa ai đưa ra được câu trả lời chính xác vũ trụ hình thành như thế nào và trước khi hình thành vũ trụ thì điều gì tồn tại trong tự nhiên.

Viện sĩ quan niệm thế nào về cỗ máy du hành trong thời gian?

Có rất nhiều công trình nghiên cứu thú vị về cỗ máy du hành theo thời gian dựa trên cơ sở hoàn toàn khoa học. Viện sĩ Viện HLKH Nga Anatoli Logunov đã từng chứng minh được tốc độ ánh sáng không phải là giới hạn tuyệt đối như trong Thuyết tương đối của Albert Einstein. Thí dụ, có thể du hành theo thời gian với tốc độ lớn hơn tốc độ ánh sáng.

Theo Viện sĩ, vật chất và nhận thức liên quan thế nào với nhau?

Các nhà triết học cổ đại cho rằng vũ trụ là thống nhất và mọi chuyện sinh ra trong đó đều có thể giải thích được bằng các quy luật chung. Về sau có sự phân chia, theo đó thế giới thực tại mà chúng ta có thể quan sát được chia thành 2 phần:

1- Thế giới vật chất vô cảm tuân theo các quy luật của hình học và được khoa học vật lý nghiên cứu.

2- Thế giới nhận thức không thuộc về vật chất được nghiên cứu trong lý thuyết về thần học. Từ đó đến nay các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu bản chất của nhận thức, nhưng vẫn chưa tìm ra được cơ sở để khẳng định thế giới vật chất và thế giới nhận thức có chung một bản chất. 

Vũ trụ hình thành từ Vụ nổ lớn (Big Bang)

Chúng ta thường cho rằng nhận thức là một chức năng nào đó của bộ não tạo nên từ các nguyên tử và phân tử. Nhưng cũng có một quan điểm khác. Thí dụ, một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về thần kinh và đã từng được tặng Giải thưởng Nobel khẳng định không thể coi nhận thức thuộc loại các cấu trúc đã được biết đến.

Từ đây, có rất nhiều giả thuyết, trong đó có những giả thuyết viễn tưởng nhất nhưng chưa có một luận thuyết khoa học rõ ràng nào về nhận thức.

Liệu có nền văn minh khác ngoài Trái đất của chúng ta?

Rất khó có thể nghĩ rằng chúng ta đơn độc trong vũ trụ. Trong Thiên Hà của chúng ta có 1.011 ngôi sao. Còn trong vũ trụ cũng có khoảng ngần ấy Thiên Hà. Như vậy, số ngôi sao trong vũ trụ nhiều đến mức vô hạn. Loài người chỉ mới phát hiện ra hơn 150 hành tinh.

Tất cả các hành tinh đó đều rất lớn. Nhưng nếu có nhiều hành tinh lớn thì vì sao lại không thể có các hành tinh có kích thước cỡ Trái đất? Rất có thể có những hành tinh đó và có thể nền văn minh trên đó. Như vậy, rất có thể trong Vũ trụ còn có những nền văn minh khác. Liệu chúng ta đã sẵn sàng giao tiếp với các nền văn minh đó hay chưa?

Về chủ đề này đã có rất nhiều tài liệu khoa học và triết học. Dạng sự sống mà chúng ta sẽ phải tiếp xúc không nhất thiết phải giống với quan niệm của chúng ta về nền văn minh có trí tuệ. Không có gì đảm bảo là các nền văn minh ngoài Trái đất sẽ thể hiện ý tưởng hữu nghị và chúng ta có khả năng hiểu biết về họ.

Theo Tiền Phong/Nauka
  • 2.858