Những người mắc triệu chứng DTP được thể hiện ở ba triệu chứng: Ái kỉ, chủ nghĩa xảo quyệt, và rối loạn đa nhân cách. Những đặc điểm này thể hiện ở con người là biểu hiện của sự yêu bản thân quá đáng và thiếu sự đồng cảm.
Không rõ có bao nhiêu người trong dân số mắc triệu chứng này, nhưng các nghiên cứu đã cho biết con số này nằm ở khoảng từ 1 đến 10%.
Những người bị DTP thường được cho là có một nỗi ám ảnh với chính bản thân, và họ cố gắng để nhìn thấy những điểm trong cảm xúc của người khác. Vì lý do này, những mối quan hệ của họ thường rơi vào trạng thái lạm dụng và kiểm soát.
Những người yêu của người DTP luôn bị thao túng, lợi dụng và sau khi hết giá trị, họ bị loại bỏ.
Một câu hỏi phổ biến được đặt ra là: Liệu con cái của một DTP có được đối xử khác với vợ/chồng của họ hay không?
Theo Perpetua Neo, nhà tâm lý học và nhà trị liệu chuyên về các DTP, câu trả lời là không. Bà ấy cho biết: "Những người ái kỉ, những kẻ rối loạn đa nhân cách, và những người rối loạn nhân cách chống đối xã hội không có cảm giác đồng cảm. Họ không và sẽ không phát triển cảm giác đồng cảm, vì vậy họ không bao giờ thực sự yêu ai".
Điều này không thay đổi khi họ có con. Những người DTP không có bản năng tự nhiên để bảo vệ và khuyến khích con cái của họ, bởi vì chúng không được coi là một thực thể riêng biệt. Chúng chỉ là một công cụ.
"Các DTP thường coi trẻ là sự mở rộng của bản thân và là tài sản của họ. Vì vậy, thay vì nói rằng: “Bố/mẹ sẽ nuôi dưỡng con để con có thể trưởng thành và trở thành người tuyệt vời nhất”, họ lại nói rằng con phải lớn lên và làm việc này để con có thể đem lại danh hiệu cho bố/mẹ”, Neo nói.
Điều này rất khác với môi trường của một gia đình lành mạnh mà một đứa trẻ sẽ lớn lên. Thay vì nuôi dưỡng và dạy con theo lối thông thường, những đứa trẻ là con của người DTP lớn lên không hề biết ý thức về bản thân mình.
"Bố/mẹ có thể kiểm tra điện thoại của con, bố/mẹ có thể làm bất cứ điều gì bố/mẹ muốn, bố/mẹ có thể vào phòng của con”, Neo nói rằng đây là những thứ mà những người DTP tin tưởng.
"Không có ranh giới về cảm xúc, vì vậy trẻ em lớn lên không thực sự chắc chắn về những giới hạn của một việc gì đó”.
Đứa trẻ được trông mong sẽ lấp đầy tất cả những thứ mà họ không có. Ví dụ, những người ái kỉ thường là những người không hạnh phúc, họ có lòng tự trọng thấp, vì vậy họ đặt rất nhiều những cảm xúc tiêu cực vào con cái.
Những người DTP không thương chính con đẻ của họ. (Ảnh: Joshua Clay).
Chúng được sử dụng như một túi rác chứa các vấn đề của cha mẹ, và nơi đem lại nguồn cảm giác thoải mái. Điều này tiếp tục kéo dài qua nhiều năm, và Neo cho biết một số khách hàng của cô đã nói rằng cha mẹ họ đã nói rằng: "Lý do duy nhất bố/mẹ sinh ra con là để con có thể chăm sóc bố/mẹ suốt quãng đời còn lại. Con không được phép có con, không được phép lập gia đình".
Trong suốt cuộc đời của họ, đứa trẻ được xem như “một túi rác” về cả thể chất lẫn tinh thần của bố/mẹ bị DTP. Điều này trở nên khó khăn hơn khi đứa trẻ lớn lên, bởi vì chúng trở nên mạnh mẽ hơn và có nhiều ý thức hơn, do đó, cha mẹ DTP sẽ chống lại điều này bằng cách cướp đi sự tự tin của chúng.
Neo cho biết: "Khi cha mẹ già đi và sức khoẻ của họ bắt đầu suy giảm, họ sẽ ít tự tin đi. Đứa trẻ lớn lên, trở nên mạnh mẽ, và có nhiều ý thức về bản thân, và điều này rất khó để cho những người cha mẹ này khống chế chúng. Vì vậy, đây trở thành một cuộc cạnh tranh không lành mạnh. Họ làm đứa trẻ thất vọng, nói với trẻ rằng chúng phục phịch, vô dụng và xấu xí”.
Đồng thời, bất cứ khi nào đứa trẻ hoàn thành điều gì đó, họ luôn cướp nó đi. Ví dụ nếu thực tế đứa trẻ là một người chơi kèn rất tốt, lý do duy nhất họ đưa ra là bởi vì họ đã dạy dỗ chúng nhiều năm, ngay cả khi điều này có thể không đúng.
"Từng thứ một đều bị cướp đi. Vì vậy đứa trẻ lớn lên với suy nghĩ tồi tệ về ban thân”, Neo nói.
Những điều này có thể thay đổi phụ thuộc vào số con mà DTP có. Đôi khi, các DTP sẽ có nhiều hơn một đứa trẻ. Trong hầu hết các trường hợp, một đứa trẻ sẽ trở thành con vàng con ngọc và không bao giờ làm gì sai.
Neo cho biết: "Trẻ có thể sống trong sợ hãi, bởi vì tất cả những gì chúng muốn làm là làm vui lòng bố mẹ để không gặp rắc rối nào. Vì vậy chúng sẽ được yêu”.
Còn đứa con thứ hai được sử dụng như một vật tế thần, một thứ bỏ đi và bị đổ lỗi cho tất cả mọi thứ. Rất nhiều DTP thích thú khi thấy những đứa con chống đối lẫn nhau và tạo ra những sự cạnh tranh không cần thiết.