Những di sản văn hoá thế giới có nguy cơ biến mất

  •  
  • 1.784

Nhà thờ Thánh Gregory, cung điện cổ Umayyad, cụm kiến trúc Mirador Basin,... đều đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Tuy nhiên, theo tạp chí National Geographic, những di sản này đang đứng trước nguy cơ biến mất do sự tàn phá của thiên nhiên và con người.

1. Nhà thờ Thánh Gregory (Thổ Nhĩ Kỳ)

Nằm ở khu vực quân sự gần biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Armenian, nhà thờ thánh Gregory là bằng chứng duy nhất còn lại về một thành phố cổ. Đây là công trình lưu giữ rất nhiều giá trị khảo cổ và văn hóa quan trọng. Tuy nhiên, công trình này đang có nguy cơ biến mất vĩnh viễn do thiếu sự bảo tồn trong nhiều thế kỷ qua. Nhà thờ thánh Gregory được những người Armenia xây dựng tại Ani trong khoảng thế kỷ 10 – 11 theo lối kiến trúc Gothic đang thịnh hành ở châu Âu. Sau khi những người Armenia bị buộc rời khỏi thành phố thành phố trong thế kỷ 14, nhà thờ thánh Gregory trở thành sở hữu của Thổ Nhĩ Kỳ.

2. Nhà thờ thánh Volodymyr Cathedral (Ukraine)

Công trình này được xây dựng ở Chersonesos, Ukraine từ thế kỷ thứ 6. Quỹ Di sản Toàn cầu (GHF) đánh giá thành phố Chersonesos là một trong những nền văn minh giàu có nhất ở vùng Byzantine trên Biển Đen và nhà thờ thánh Volodymyr Cathedral là một minh chứng tiêu biểu. Tuy nhiên, hiện công trình này đáng đứng trước nguy cơ trở thành một tàn tích do sức ép đô thị hóa ở những khu vực lân cận.

3. Cung điện cổ Umayyad (Palestine)

Cung điện Umayyad được xây dựng tại thành phố Jericho từ thế kỷ thứ 8. Trong quá trình xây dựng, công trình này đã bị bao phủ bởi cát trong một trận động đất diễn ra vào năm 747 trước Công nguyên. Cung điện Umayyad đã bị lãng quên từ đó cho tới khi nó được các nhà khảo cổ học tái phát hiện vào 1934. Tuy nhiên, các chuyên gia khảo cổ học lo ngại di tích này có thể biến mất nếu thành phố Jericho tiếp tục mở rộng khu dân cư và diện tích đất nông nghiệp.

4. Thành phố cổ Lamu (Kenya)

Thành phố cổ Lamu, với những mái nhà san sát nhau trông giống như một tấm thảm trang trí, là một trong những thành phố cổ lâu đời nhất của người Swahili vẫn được bảo tồn nguyên vẹn cho tới ngày nay. Thành phố cũng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Những đe dọa lớn nhất đối với thành phố cổ này đến từ các dự án xây dựng cảng và cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp dầu mỏ mà chính phủ Kenya đang triển khai tại khu vực này.

5. Đô thị cổ  (Bangladesh)

Được xây dựng từ thế kỷ 3 trước Công nguyên, Mahasthangarh là một trong những di tích đô thị cổ đầu tiên ở Nam Á. Một phần của đô thị này vẫn còn được gìn giữ cho tới thế kỷ 18 và được coi là khu vực linh thiêng đối với những người theo đạo Hindu. Nhưng sau nhiều năm bị bỏ hoang phế và bị thiên nhiên tàn phá, Mahasthangarh đã bị hư hại nghiêm trọng. Kẻ thù đáng ngại nhất đối với di tích Mahasthangarh là những trận mưa lớn có hàm lượng axit cao, khiến các tác phẩm nghệ thuật trang trí ở khu di tích bị ăn mòn.

6. Thành phố cổ Nineveh (Iraq)

Nineveh từng là thủ đô của Đế chế Assyria từ năm 705-612 trước Công nguyên, nhưng thành phố này đã trở nên hoang phế sau bị người Medes, Babylon và Susianian tấn công. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra phế tích này trong thế kỷ 19. Cũng như các công trình kiến trúc cổ khác, Nineveh đang chịu sức ép rất lớn từ quá trình đô thị hóa.


7. Cung điện Sans-Souci (Haiti)

Công trình này còn được gọi là Versailles của vùng Caribbe. Cung điện Sans-Souci của Haiti được những người nô lệ của Vua Henri Chiristophe Ixây dựng vào đầu thế kỷ 19. Cuộc nổi dậy diễn ra vào năm 1820 đã khiến nhà vua phải trốn trong cung điện và cuối cùng vị vua này đã tự vẫn ở đây. Cung điện từng bị phá hủy khá nhiều trong trận động đất năm 1842. Ngày nay, công trình này càng xuống cấp hơn do không được quan tâm tu bổ.

8. Cụm kiến trúc Mirador Basin (Guatemala)

Khu vực Mirador Basin, được coi là cái nôi của nền văn minh Maya, hiện nằm trong Vườn quốc gia Tikal của Guatemala. Bốn thành phố trong khu di tích Mirador Basin có niên đại hơn 1.200 năm tuổi và nhiều công trình khác có niên đại hơn 2.000 năm tuổi đang nằm dười các khu rừng nhiệt đới rậm rạp. Tuy nhiên, các công trình ở đây cũng đang bị đe dọa bởi nạn cướp bóc cổ vật, chặt phá rừng trái phép,...

9. Thành phố cổ đại Taxila (Pakistan)

Thành phố cổ đại Taxila ngay này chỉ còn lại những hang động, tu viện và nhà thờ Hồi giáo. Thành phố này từng là một trung tâm giao thương của Trung Đông trong thời kỳ cổ đại. Bốn khu quần thể riêng biệt, với những nét kiến trúc khác nhau, cho thấy sự phát triển liên tục của các đô thị cổ kéo dài trong suốt 5 thế kỷ bắt đầu từ thế kỷ 6 trước Công nguyên. Ngày nay, các công trình trong di tích này cũng đang bị xuống cấp nghiêm trọng do không được bảo vệ, thậm chí, một số khu vực đã trở thành bãi chứa rác thải.

10. Thành phố cổ Famagusta (Đảo Síp)

Một sân vận động cổ đại đổ nát là những phế tích còn lại của thành phố cổ Famagusta. Thành phố này từng được coi là thành phố giàu nhất thế giới. Được thành lập vào đầu thế kỷ 3 trước Công nguyên, Famagusta có vai trò như một cảng thương mại quan trọng, liên hệ giữa Trung Đông và châu Âu. Thành phố này đã bị bỏ quên sau khi bị người Ottoman xâm chiếm vào thế kỷ 16. Hiện tại, khu di tích nằm trên phần đất chiếm đóng của Thổ Nhĩ Kỳ.

11. Thị trấn cổ Intramuros (Philippines)

Người Tây Ban Nha đã đến định cư và xây dựng pháo đài lịch sử Fort Santiago ở thị trấn cổ Intramuros thuộc Manila từ thế kỷ 16. Tuy nhiên, phần lớn Intramuros đã bị hư hỏng nặng do bom đạn của quân đội Mỹ rải xuống trong Thế chiến thứ 2. Ngoài ra, Intramuros cũng đang bị đe dọa bởi quá trình đô thị hóa và ô nhiễm môi trường. Ảnh trên ghi lại cảnh Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cùng phái đoàn tới thăm khu di tích Intramuros năm 2005.

12. Ngôi làng cổ Maluti (Ấn Độ)

Chỉ có 72 trong số 108 ngôi đền cổ được xây dựng bằng đất nung vẫn còn nguyên vẹn trong ngôi làng Maluti được xây dựng từ thế kỷ 18 cuả Ấn Độ. Các ngôi đền này đều được xây dựng dưới triều đại Pala bởi những người theo đạo Hindu. Ngày nay, quần thể này bị bỏ nhiều, hệ thống thoát nước kém khiến rêu mốc, dây leo mọc chằng chịt trên các di tích.

Theo Vietnamnet
  • 1.784