Những điều bạn cần biết về corticoid điều trị bệnh vảy nến

  •  
  • 1.940

Trong nhiếu thập kỷ, các bác sĩ đã kê toa những thuốc corticosteroid, là những phiên bản tổng hợp của nội tiết tố được sản xuất bởi tuyến thượng thận trong cơ thể để ức chế quá trình viêm, thường dùng để điều trị bệnh vảy nến và viêm khớp vảy nến.

Corticoid mà có thể sử dụng dưới dạng bôi ngoài da, dạng viên uống hay dạng tiêm chích, được kê toa để làm dịu những đợt bùng phát, nhưng khi ngưng sử dụng chúng cũng có thể gây bùng phát mạnh căn bệnh. Dưới đây là những điều bạn cần biết về việc sử dụng corticoid một cách an toàn.

Corticoid đường uống

Bác sĩ Mark Lebwohl, giáo sư và trưởng bộ môn da liễu trường đại học y khoa Icahn ở Mt. Sinai, New York và chủ tịch danh dự của uỷ ban y tế NPF khuyến cáo: "Nếu bệnh nhân vảy nến được kê toa thuốc corticosteroid đường uống, đó là một sai lầm. Việc ngưng sử dụng corticoid đường toàn thân là yếu tố thúc đẩy phổ biến nhất trong việc phát triển vảy nến mủ hay vảy nến đỏ da toàn thân, những dạng hiếm có thể đe dọa tính mạng của bệnh vảy nến".

Bác sĩ Ben Enst, đồng giám đốc trung tâm điều trị vảy nến và viêm khớp vảy nến ở đại học khoa học và y tế Oregon, ở Portland đồng ý với nhận định trên và lưu ý :"Corticosteroid đường uống đóng một vai trò nhỏ trong điều trị cho bệnh nhân viêm khớp vảy nến, đôi khi chúng được sử dụng để tạm thời làm giảm đau và giảm viêm trong khi chuyển sang DMARD (thuốc hỗ trợ điều trị thấp) dạng uống hay dạng sinh học".


Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Michael Tirant tư vấn miễn phí cho bệnh nhân vảy nến.

Theo Bác sĩ Enst: "sử dụng lâu dài corticoid có thể gây ra loãng xương, gãy xương, huyết áp cao, béo phì, tiểu đường, bệnh tim, nguy cơ nhiễm trùng gia tăng, đục thuỷ tinh thể, chậm lành vết thương, mụn trứng cá và các tác dụng phụ không mong muốn khác".

Bác sĩ Lebwohl lưu ý: bệnh nhân vảy nến mà đang dùng steroid đường uống nên trao đổi với bác sĩ về phương thức an toàn để chuyển sang sử dụng những loại thuốc khác.

Nếu bạn đang dùng một corticoid đường uống:

  • Không bao giờ ngừng thuốc đột ngột, vì làm như vậy có thể gây ra bùng phát bệnh nghiêm trọng, mệt mỏi và đau khớp.
  • Dùng thuốc đúng liều như đã được kê toa, bác sĩ thường sẽ hướng dẫn bạn dùng thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
  • Không bao giờ tăng gấp đôi liều thuốc uống hoặc dùng chúng trong thời gian dài hơn thời gian bác sĩ kê toa.
  • Nên nhớ rằng việc ngừng nhanh một thuốc corticoid có thể làm cho cơ thể bạn không thể sản xuất ra đủ corticoid để nâng đỡ huyết áp và các chức năng cần thiết khác, trong những trường hợp hiếm có thể dẫn đến tử vong.

Corticoid bôi ngoài da

Corticosteroid bôi ngoài da từ lâu đã được sử dụng trong điều trị vảy nến.

Theo Bác sĩ Enst: "Corticosteroid bôi ngoài da là thuốc chủ yếu trong điều trị vảy nến, hoặc dành cho bệnh nhân có tổn thương da hạn chế hoặc cho bệnh nhân có tổn thương da lan rộng hơn, sử dụng kết hợp với phương pháp điều trị bôi ngoài da khác, điều trị chiếu tia hay điều trị toàn thân".

Mặc dù corticoid bôi ngoài da hiếm khi gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng mà corticoid đường uống gây ra, nhưng vẫn phải sử dụng rất thận trọng.

Sử dụng corticoid bôi ngoài da chỉ trên những vùng da đã được bác sĩ chỉ định. Corticoid bôi ngoài da thay đổi rất nhiều về độ mạnh từ nhóm thuốc mạnh sử dụng trên khuỷu tay, chân tới nhóm thuốc yếu hơn nhiều dùng cho vùng da mỏng như mặt, nách, bộ phận sinh dục, vùng nếp gấp. Ngoại trừ những thuốc bôi yếu, sử dụng những thuốc bôi này ở những vùng da nhạy cảm có thể gây ra mỏng da hay teo da vĩnh viễn.

Bác sĩ Enst khuyên rằng nên tránh sử dụng ở vùng mắt, vì sử dụng lâu dài quanh mắt có thể dẫn đến tăng nhãn áp và đục thuỷ tinh thể.

Theo bác sĩ Enst: "cần phải hiểu rằng, khi corticoid bôi ngoài da được sử dụng một thời gian dài trên một diện tích da lớn hoặc thuốc đặc biệt mạnh, chúng có thể đi vào máu tuần hoàn và có khả năng gây ra những tác dụng phụ giống như corticoid đường uống, đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ em".


Điều trị bệnh vảy nến bằng phương pháp Dr Michaels thảo dược trong 8 tuần.

Corticoid đường tiêm

Theo bác sĩ Enst: "cũng như corticoid đường uống, corticoid đường tiêm cho bệnh nhân vảy nến nên được sử dụng rất hạn chế".

"Việc tiêm thuốc có thể giúp ích trong điều trị viêm khớp vảy nến mà xảy ra ở một hay hai khớp. Điều này có thể mang lại sự giảm nhanh triệu chứng nhưng sử dụng trong một thời gian dài và tiêm thuốc lập lại nhiều lần thực ra có thể làm tổn thương khớp nặng hơn và dẫn tới những biến chứng giống như corticoid đường uống".

Cập nhật: 03/10/2016 Theo tinmoi
  • 1.940