Kích thước của chúng ra sao, cấu tạo như thế nào và tại sao chúng cần hao mòn hay phải bị đốt cháy một phần trong quá trình hạ cánh?
Nhìn qua thì lốp máy bay có vẻ khá nhỏ bé nếu so với tổng kích thước của một chiếc máy bay. Tuy nhiên, trên thực tế lốp máy bay lại to hơn nhiều nếu so sánh với lốp ôtô thông thường. Ví dụ bộ lốp của một chiếc Boeing 737 có kích thước tới 27/7,75-R15 theo đơn vị inch, nghĩa là chúng có đường kính 685,8 mm, độ rộng 196,85 mm và bộ vành kích thước 381 mm.
Cấu tạo lốp máy bay của hãng Michelin.
Về các thành phần hóa học là tương tự. Lốp máy bay hoàn chỉnh được tạo thành từ bốn loại vật liệu cơ bản là cao su, nylon, một số loại dây đặc biệt và thép. Cao su ở đây thường là cao su tự nhiên, bởi chúng có những thông số kỹ thuật tốt hơn, ví dụ như khả năng phân tán nhiệt. Tuy nhiên về kết cấu thì nó được hình thành bởi một quá trình gọi là lưu hóa, với nhiều lớp chồng lên nhau như nylon, Kevlar... Các tiêu chuẩn kỹ thuật về độ cứng, độ bền, độ mài mòn... cũng nghiêm ngặt hơn so với tiêu chuẩn sản xuất lốp xe thông thường, kể cả so với các loại siêu xe hay lốp xe đua trong thể thao.
Khí được bơm vào lốp sẽ là khí trơ như ni-tơ, để giảm thiểu sự tăng giảm áp suất lốp do nhiệt độ. Bởi nếu chứa nhiều không khí, hơi nước kết hợp với nhiệt độ và áp suất cao khi hạ cánh sẽ khiến nó tự động phát nổ khi đạt tới điểm giới hạn. Và một điều khác là khí trơ cũng giúp chống ăn mòn ở phía bên trong vành.
PSI là Poundper Square Inch - có nghĩa là áp lực tính theo Pound tác động lên mỗi Inch vuông. Và theo các báo cáo, lốp máy bay được bơm tới khoảng 200 psi, gấp 6 lần psi của lốp xe hơi trung bình. Trên thực tế, theo một thí nghiệm được ghi lại bởi National Geographic, lốp của máy bay Boeing 737 có thể chịu được áp suất hơn 900 psi trước khi nổ tung.
Thiết kế này để ngăn chặn các tình huống Hydroplaning hay Aquaplaning, xảy ra trong lúc lốp xe di chuyển trên mặt đường trơn trượt khi trời mưa. Các rãnh dọc này cũng giúp tạo độ bám tốt hơn giữa bề mặt đường băng và lốp máy bay, giúp ổn định hướng và hỗ trợ việc phanh. Còn nếu sử dụng các hình khối theo dạng thường thấy trên lốp ôtô, chúng đơn giản là sẽ vỡ ra trước áp lực lúc hạ cánh.
Và tất cả các lốp máy bay cũng không cần một số rãnh chéo hoặc hình dạng vân gì khác để kích hoạt hay hỗ trợ việc thay đổi hướng khi di chuyển như trên các phương tiện vận tải khác.
Ngay khi máy bay tiếp đất, ở khoảnh khắc đầu tiên, những chiếc lốp sẽ trượt thay vì lăn tròn. Máy bay sẽ kéo chúng dọc theo đường băng cho đến khi vận tốc quay của lốp trùng với vận tốc của máy bay. Đây là lý do lốp máy bay thường bốc khói mỗi khi hạ cánh và điều này cũng làm hao mòn một phần cao su của nó trên đường băng. Để có thể thực hiện điều này, hệ thống phanh chống bó cứng hiện đại thiết kế riêng cho máy bay sẽ bóp và nhả phanh hàng trăm lần mỗi giây, nhằm làm giảm quãng đường hạ cánh xuống mức thấp nhất.
Hầu hết sự hao mòn lốp thông thường đến từ việc hạ cánh. Cao su trên lốp sẽ bị bốc cháy một phần cho đến khi lốp quay với tốc độ quay phù hợp tốc độ di chuyển trên mắt đất của máy bay. Điều này gây ra khói lớn và làm hao mòn một phần cao su của nó, để lại trên đường băng. Sân bay thường sử dụng nước áp lực cao hoặc hóa chất để loại bỏ số cao su này.
Một chiếc lốp máy bay trung bình có thể thực hiện khoảng 450-500 lần đáp xuống mặt đất trước khi cần làm lại các đường rãnh. Một chiếc lốp có thể được làm lại rãnh 7 lần trong suốt vòng đời của chúng. Việc thay lốp có thể mất từ 40 phút đến hai giờ đồng hồ.
Tuy nhiên trên thực tế, mỗi nhà sản xuất lốp có các tiêu chí hao mòn cụ thể để xác định khi nào máy bay cần thay lốp. Đôi khi, các vấn đề bất thường xuất hiện trên thân lốp như nứt, vỡ, hao mòn đặc biệt... và chúng có thể được thay thế ngay lập tức.
Ngay cả khi không sử dụng, máy bay vẫn cần thay lốp định kỳ. Hơn nữa, nhiệt độ bên ngoài cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ của lốp, ví dụ như máy bay thường xuyên phải bay qua biển, hoặc hay phải hạ cánh ở các sân bay với nhiệt độ cao gần sa mạc, với đường băng thường có nhiều cát.
Tùy thuộc loại máy bay, nhà sản xuất và các tiêu chí khác mà lốp máy bay có giá chênh lệch từ vài chục USD, vài trăm USD cho tới vài nghìn USD mỗi chiếc.
Vì vậy, nếu muốn biết giá chi tiết của một chiếc lốp ở vị trí cụ thể trên thân máy bay, bạn cần phải lấy số sê-ri trên lốp và hỏi bộ phận mua hàng của hãng hàng không. Giá cả cũng sẽ thay đổi nếu bạn hoặc các hãng hàng không có hợp đồng dài hạn với công ty sản xuất lốp.
Tất nhiên là có. Giá lưu trữ lốp máy bay trông như hình trên. Và không chỉ lốp xe, một hãng hàng không sẽ lưu trữ nhiều bộ phận của máy bay và chúng được quản lý chặt chẽ bởi một bộ phận riêng. Họ chịu trách nhiệm mua sắm, cho mượn, sửa chữa, trao đổi linh kiện... cho hãng mình hoặc thậm chí cả hãng khác nếu có yêu cầu hợp tác.