Những hầm vàng bất khả xâm phạm trên thế giới

  •   4,85
  • 18.627

Độ kiên cố của những căn hầm chứa vàng lớn nhất thế giới đủ đập tan mọi ý đồ xâm phạm của kẻ trộm.

Hầm Fort Knox, Mỹ.
Hầm Fort Knox, Mỹ. Được đưa vào sử dụng từ năm 1937, Fort Knox được xem là một trong những nơi trữ vàng an toàn nhất thế giới, theo Metal Floss. Kho chứa vàng Fort Knox, thuộc sở hữu của Cục Dự trữ Vàng Quốc gia Mỹ, nằm trong căn cứ quân sự ở bang Kentucky. Kho này chứa khoảng 4.582 tấn vàng, tính đến tháng 4 năm 2016. Hình ảnh về kho chứa vàng này rất ít. Vào năm 1974, giới chức nước này chỉ cho phép một nhóm người đặc biệt, gồm thượng nghị sĩ và phóng viên đến thăm kho vàng. Bức ảnh này được chụp vào thời điểm đó. (Ảnh: David Pride).

Căn hầm được bảo vệ bởi một cánh cửa nặng 22 tấn.
Căn hầm được làm từ 5.000 m3 đá granite, gần 4.000 m3 bê tông, 750 tấn thép gia cố và 670 tấn thép kết cấu. Căn hầm được bảo vệ bởi một cánh cửa nặng 22 tấn. Phía ngoài căn hầm có bốn hàng rào, hai trong số đó là hàng rào điện. Ngoài ra, hầm Fort Knox còn được bảo vệ bởi hệ thống báo động tiêu chuẩn và camera quan sát kết hợp với 30.000 lính vũ trang và một trực thăng tuần tra. Cửa căn hầm chỉ mở ra khi tập hợp đủ những người giữ chìa khóa. (Ảnh: 9gag).

Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York
Kho vàng của Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) tại New York, Mỹ: Kho vàng lớn nhất thế giới chứa khoảng 540.000 thanh vàng, mỗi thanh nặng khoảng 12,7 kg. Số lượng vàng này chiếm khoảng 25% lượng vàng dự trữ của thế giới, có trị giá gần 200 tỷ USD. Số vàng này thuộc sở hữu của 48 ngân hàng trung ương nước ngoài và 12 tổ chức quốc tế, chỉ 5% trong số đó thuộc sở hữu của Mỹ. (Ảnh: Wikimedia).

Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York
Kho vàng này được xây dựng vào năm 1921 và hoàn thành vào năm 1924, tọa lạc ở độ sâu 9m dưới hệ thống tàu điện ngầm của thành phố, bên trong Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) tại thành phố New York, Mỹ. Kho vàng của FED có kích thước bằng một sân bóng đá. Kho vàng nằm ở khoảng 25 m dưới lòng đất và được bao bọc bởi những khối đá vững chắc. Lực lượng an ninh canh gác căn hầm là những nhà thiện xạ. Ngoài ra, căn hầm còn được bảo vệ bởi cánh cửa thép nặng 90 tấn. (Ảnh: Pinterest).

Hầm trữ vàng của Ngân hàng Anh.
Hầm trữ vàng của Ngân hàng Anh. Đây là hầm trữ vàng lớn nhất nước Anh và lớn thứ hai trên thế giới. Nơi đây lưu trữ hơn 5.152 tấn vàng. (Ảnh: Pinterest).

Căn hầm được bảo vệ bởi các cửa chống bom với hệ thống khóa nhận dạng bằng giọng nói.
Căn hầm được bảo vệ bởi các cửa chống bom với hệ thống khóa nhận dạng bằng giọng nói. Ngoài ra, chìa khóa phụ của căn hầm dài gần một mét và không thể sao chép. Ngân hàng không công bố trọng lượng của cửa hầm hay độ sâu của hầm. Tổng diện tích sàn của căn hầm theo ước tính lớn hơn tháp London. (Ảnh: The Independent).

Hầm hạt giống Svalbard, Na Uy.
Hầm hạt giống Svalbard, Na Uy
. Ngoài vàng, các căn hầm kiên cố còn được sử dụng để lưu giữ những tài sản giá trị khác. Hầm hạt giống Svalbard nằm ở độ sâu gần 120 m phía dưới một ngọn núi ở Bắc Âu, chứa hơn 500.000 hạt giống của các loài thực vật trên thế giới. (Ảnh: Wikimedia).

Căn hầm được bảo vệ bởi hàng nghìn km đường biển và gấu trắng Bắc Cực
Căn hầm được bảo vệ bởi hàng nghìn km đường biển và gấu trắng Bắc Cực. Vị trí sâu trong lòng đất giúp căn hầm có khả năng chống lại các vụ nổ hạt nhân và những trận động đất nghiêm trọng. Hầm Svalbard nằm cao hơn mực nước biển 130 m và ngăn cách với bên ngoài bằng 4 lớp cửa thép nặng. (Ảnh: Flickr).

Cập nhật: 18/09/2020 Theo VnExpress/QTM
  • 4,85
  • 18.627