Những loài vật phá vỡ mọi kỷ lục

  •   4,411
  • 15.630

Chúng ta cho rằng loài vật không có tư duy. Ấy vậy mà những khả năng kỳ diệu do tự nhiên và đấu tranh sinh tồn ban tặng cho chúng lại khiến ta phải vắt óc suy nghĩ để hiểu.

Kinh ngạc trước những kỷ lục của các loài vật

Kỷ lục về "chuyện ấy"

Thời gian giao phối ngắn nhất thuộc về loài linh dương nhỏ và voi: một lần ân ái của 2 loài này chỉ vỏn vẹn có 10 và 20 giây. Thời gian mỗi lần dành cho "chuyện ấy" của khỉ maki ở Madagascar là 2 giờ.

Tuy nhiên, kỷ lục lại thuộc về loài chuột nhắt: 12 giờ. Chính vì lý do này, sau khi giao phối với con cái, một chú chuột đực chỉ sống thêm được 5-10 ngày.

Những loài vật phá vỡ mọi kỷ lục

Kỷ lục về số lần giao phối thuộc về loài sư tử: nó có thể làm "chuyện ấy" 86 lần/ngày.

Còn bọ ngựa cái lại khiến người ta phải tròn mắt vì nàng bọ ngựa xơi tái bạn tình ngay sau khi thỏa mãn.

Có lẽ đây là kinh nghiệm xương máu để anh bạn nhện hàng xóm rút kinh nghiệm. Để tránh bị nhện cái ăn thịt, nhện đực tìm ra cho mình một lối thoát: dâng cho người tình một con mồi. Và trong khi người tình còn bận đánh chén, nhện đực hành động. Đến khi nhện cái nhận ra thì... sự đã rồi.

Chó sói nổi tiếng là hung tợn, nhưng lại là loài vật dịu dàng nhất trong chuyện "phòng the".

Còn loài vật chung thủy nhất là sóc: một chú sóc đực xám có thể chung sống 18 năm liền với một bạn đời duy nhất.

Kỷ lục ngủ

Hoẵng chỉ ngủ 4 tiếng một ngày đã được coi là kỷ lục. Vậy mà giờ dây các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng cá heo Dall không bao giờ biết ngủ.

Những loài vật phá vỡ mọi kỷ lục

Ngược lại, có một số loài vật lại sinh ra chỉ để ngủ. Đầu tiên phải kể đến loài mèo với 14 tiếng mỗi ngày.

Còn loài gấu nâu ở dãy Pyrénées (Pháp) ngủ suốt mùa đông dài lạnh giá. Không chịu thua, loài macmốt ngủ liền 6 tháng.

Tuy nhiên, kỷ lục về ngủ lại thuộc về con lười và thú túi đuôi quấn châu Phi vì chúng dành 80% thời gian sống để ngủ, tức là 19 giờ mỗi ngày.

Kỷ lục về cân nặng và kích cỡ

Nước là môi trường sống của các động vật to lớn nhất. Dài nhất là loài sứa khổng lồ: 75 m (bằng 6 chiếc xe buýt nối đuôi nhau). Sau đó phải kể đến cá voi xanh: 35 m. Đứng hàng thứ 3 là loài cá nhám voi khổng lồ với 18 m từ đầu tới đuôi. Gần gũi với chúng ta hơn phải kể đến cá sấu, trăn, cá đuối cũng nằm trong "top ten" về chiều dài với 8 m. So với những loài kể trên, hươu cao cổ và voi, mặc dù cộng thêm cả chiếc cổ và chiếc vòi ngoằng, cũng chỉ thuộc hàng tép riu: một con hươu với cái cổ dài nhất cũng chỉ được 6 m; còn voi đành chịu thua với 4 m cả vòi.

Những loài vật phá vỡ mọi kỷ lục

Nếu xét về trọng lượng, vô địch thuộc về cá voi xanh. Con nặng nhất có thể lên tới 190.000 kg, tương đương với trọng lượng của 30 con voi cộng lại. Đứng thứ hai là cá nhám voi (40.000 kg). Những chú voi khổng lồ chỉ xếp hàng thứ 3 vì chỉ nặng có 6.000 kg. Ngoài ra, tê giác và hà mã cũng có cân nặng đáng kể: 3.000 kg mỗi con.

Kỷ lục về tuổi thọ

Những loài vật phá vỡ mọi kỷ lục

Dường như tạo hóa đã lấy phần sống của loài côn trùng phù du để cộng thêm cho loài rùa. Chẳng thế mà trong khi loài côn trùng này chỉ sống được vẻn vẹn một ngày thì lão rùa già lại sống được những 150 tuổi. Còn kỷ lục sống lâu nhất của loài chim thuộc về hải âu: nó chỉ chịu chùng cánh khi đã sống 80 năm.

Động vật nhiều cơ nhất

Những loài vật phá vỡ mọi kỷ lục

Ai cũng nghĩ rằng loài ngựa suốt cuộc đời chỉ biết chạy phải phá kỷ lục về lượng cơ bắp. Trên thực tế, một con ngựa bình thường có 1.200 dây cơ. Tuy nhiên, kỷ lục lại thuộc về loài sâu với 2.000 cơ tập trung trong các đốt vòng. Điều này giải thích vì sao chúng có thể vặn vẹo hay quay mình dễ dàng đến thế.

Động vật nhiều răng nhất

"Cười hở mười cái răng" - điều này chỉ đúng với con người. Một con cá sấu chỉ cần "hé miệng cười duyên" cũng để lộ ra 120 chiếc răng. Trong suốt cuộc đời, một con cá sấu có hơn 3.000 chiếc răng, tức là răng của nó rụng đi mọc lại 25 lần. Tuy nhiên, kỷ lục nhiều răng nhất lại thuộc về cá mập khi nó có bộ trang sức gồm 3.000 chiếc răng trắng xóa mà bất kỳ hãng sản xuất kem đánh răng nào cũng phải mong muốn. Ngay khi một chiếc bị rụng, một chiếc khác chờ sẵn nơi đúng vị trí đó và sẽ mọc ngay. Cứ như vậy, trong suốt cuộc đời, cá mập có 20.000 chiếc răng.

Những loài vật phá vỡ mọi kỷ lục

Kỷ lục về răng to và nặng nhất thuộc về loài voi. Trọng lượng của bộ răng sữa của voi cũng nặng tới 4 kg. Còn mỗi chiếc răng hàm dưới của hà mã cũng nặng tới 1 kg. Không nhiều, không to, không nặng như răng của cá mập, voi hay hà mã, nhưng răng của loài hải sư lại khiến người ta phải nhớ đến vì nó dài tới 80 cm, bằng chiều cao của một em bé lên 5 tuổi.

Động vật phàm ăn nhất

Dẫn đầu danh sách các con vật phàm ăn là voi. Mỗi ngày một chú voi trưởng thành ngốn hết 200 kg cỏ khô, uống hết 200 lít nước. Tiếp theo, phải kể đến kền kền và sư tử, mỗi bữa chúng có thể ăn liền một mạch hết 40 kg thức ăn. Khỉ lại nổi tiếng vì ăn nhanh, chúng có thể xơi một loáng hết 50 quả chuối. Về phần mình, mỗi ngày, chim cổ đỏ ngốn hết số sâu có tổng chiều dài 4,3 m (bằng chiều dài một chiếc ôtô). Cá sấu cũng không kém phần đặc biệt trong chuyện ăn uống: không kể đến những con mồi sống, cá sấu có thể ăn cả đá.

 Những loài vật phá vỡ mọi kỷ lục

Xét về khả năng nhịn ăn, họ nhà rắn phải được gọi là vua: mỗi năm chỉ cần... 8-10 bữa ăn cũng đủ cho chúng rồi; một con trăn có thể nhịn đói suốt 12 tháng liền, nhưng ngay khi gặp một chú linh dương chân đen, nó có thể xơi tái cả 60 kg này.

Kỷ lục về thời gian mang thai

Con vật chửa đẻ ngắn nhất là thú có túi ở châu Mỹ: 12 ngày. Tiếp theo là chuột: 3 tuần. Đây cũng chính là lý do vì sao thế giới này lại có lắm chuột đến thế. Chiếm vị trí thứ 3 là thỏ: một tháng và có thể đẻ 5-12 con/lần.

Con vật chửa đẻ lâu nhất là tê giác: 1 năm 6 tháng 20 ngày và voi châu Á: 2 năm 1 tháng. Nhưng kỷ lục lại thuộc về loài kỳ nhông đen sống ở vùng núi Alpes (Pháp): 3 năm 2 tháng và 20 ngày.

Những loài vật phá vỡ mọi kỷ lục

Kỷ lục về khứu giác

Nếu ai nói với bạn rằng chó là loài vật thính mũi nhất thì đừng tin. Chó chỉ đứng hàng thứ 3 về khả năng nhận ra mùi từ xa mà thôi. Phá kỷ lục trong lĩnh vực này là bướm đêm. Một con ngài đực (chúng ta thường biết đến nó ở dạng tằm) có thể ngửi thấy mùi cách nó 11 km. Sau đó phải kể đến rái cá biển, có thể nhận ra mùi khói ở cách nó 8 km. Còn cá mập có thể phát hiện được mùi của một giọt máu nhỏ hòa tan trong 115 lít nước. Chó chỉ đứng hàng thứ 3 về phát hiện ra mùi ở độ xa, nhưng nó lại được dẫn đầu danh sách về con vật phân biệt được nhiều mùi: 100.000 mùi khác nhau (nên nhớ rằng một chuyên gia ngửi mùi cũng chỉ phân biệt được 3.000 mùi mà thôi).

Những loài vật phá vỡ mọi kỷ lục

Kỷ lục về xây tổ

Loài vật xây tổ to nhất là đại bàng: các nhà khoa học đã phát hiện ra ở Ecosse một chiếc tổ sâu 4,5 m do chính chim đại bàng làm bằng mỏ và móng chân.

Kỳ công nhất là chiếc tổ của chim én: để xây xong một chiếc tổ, chim én phải bay đi bay lại 1.000 lần dùng mỏ lấy bùn trộn với dãi làm nguyên vật liệu.

Còn hải ly gặm đứt một khúc gỗ sồi đường kính 20 cm trong chưa đầy một đêm để xây tổ.

Những loài vật phá vỡ mọi kỷ lục

Kỷ lục về thính giác

Tiếng kêu khỏe nhất thuộc về cá voi xanh. Người ta tính được rằng giọng nói của nó có thể đạt tới cường độ âm thanh của một tên lửa đưa tàu con thoi vào vũ trụ. Mặt khác, vì có một cái tai rất thính, cá voi xanh có thể giao tiếp với đồng loại ở... bên kia đại dương.

Những loài vật phá vỡ mọi kỷ lục

Tiếng kêu của một chú khỉ có thể được nghe thấy trong chu vi 15 km. Còn chim diệc sao nằm trong sách Guinness với tiếng "hót" giống một con bò đang rống và phát đi xa 4 km. Nếu muốn yên tĩnh, tốt nhất là nên ở gần địa phận của thỏ: để báo hiệu nguy hiểm, loài vật này chỉ dùng chân sau đập đập vài cái xuống đất. Về phần mình, cá heo vẫn không ngừng là đối tượng của nhiều nghiên cứu vì ngôn ngữ của chúng rất đa dạng và kỳ bí. Đặc biệt, chúng có thể nghe được siêu âm trong khi con người thì không thể.

Kỷ lục về thị giác

Các loài chim săn mồi có cái nhìn sắc nhất: chim cắt di cư có thể nhận ra một con bồ câu ở khoảng cách 8 km; đại bàng có thể phát hiện ra một con thỏ rừng từ trên cao 3.000 m.

Động vật có mắt to nhất là mực thẻ khổng lồ: thủy tinh thể của nó có đường kính 38 cm... bằng đường kính một quả bóng rổ.

Ở động vật có vú, ngựa giật kỷ lục có mắt to nhất (đường kính 5,5 cm) và quả không sai khi người ta nói rằng ngựa nhìn thấy chúng ta to hơn gấp 7 lần kích cỡ thực.

Loài vật được biết đến với đôi mắt "đẹp" nhất là giống sò St. Jacques. Dọc trên tấm áo khoác của mình, giống sò này có 2 dãy mắt gồm rất nhiều cặp mắt nhỏ xanh màu nước biển; số lượng mắt của chúng tăng lên theo tuổi tác.

Những loài vật phá vỡ mọi kỷ lục

Động vật chạy nhanh nhất

Huy chương vàng xứng đáng được trao cho loài báo với vận tốc 101 km/giờ. Huy chương bạc thuộc về linh dương với 98,16 km/giờ. Còn hoẵng chỉ giành được huy chương đồng với 98 km/giờ.

Những loài vật phá vỡ mọi kỷ lục

Loài vật nhịn đói giỏi nhất

Rắn lao không ăn, không uống, trung bình sống được 78,2 ngày, con sống lâu nhất là 107 ngày, con sống ít nhất cũng được 34 ngày. Nếu cho chúng uống một ít nước, sức nhịn đói sẽ tăng lên trên dưới một lần, trung bình sống được 148 ngày, trong đó con nhịn đói giỏi nhất sống được 392 ngày, kém nhất cũng sống được 80 ngày. Tại sao rắn có bản lĩnh tuyệt thực giỏi như vậy?

Những loài vật phá vỡ mọi kỷ lục

"Khai thác triệt để"

Sở thích ăn uống của rắn cực lớn, có những con rắn chỉ một hơi có thể nuốt liền 4-5 con chuột bạch nhỏ, chim sẻ. Rắn lao có thể nuốt trôi con chim to gấp 10 lần đầu nó. Thức ăn vào đến bụng trong vòng 4-5 ngày đã bị tiêu hoá hết, không chừa cả xương. Trong phân của chúng chỉ sót lại một ít lông. Sau khi hấp thu hết dưỡng chất từ thức ăn, thể trọng của rắn tăng lên rõ rệt. Ví dụ, nếu rắn lao ăn 300 g, cân nặng của nó sẽ tăng trung bình 100 g, mức tăng cao nhất đạt tới 72,7% lượng thức ăn đưa vào cơ thể.

Cứ mỗi mùa thu đến, rắn lại bận rộn kiếm mồi để tích luỹ cho kho vật tư năng lượng, chuẩn bị cho nhu cầu lúc ngủ đông “không ăn không hoạt động”. Nếu mổ rắn trước thời kỳ này, ta sẽ thấy trên người chúng chứa rất nhiều mỡ. Đây là nguồn năng lượng dồi dào mà rắn sẽ "đốt" dần trong thời tiết giá lạnh của mùa đông.

"Tiết kiệm tuyệt đối"

Sờ vào mình của các loài chim như gà, bồ câu hay động vật có vú như mèo, chó và kể cả người, ta đều thấy rất ấm áp. Đây là các loài động vật đẳng nhiệt. Nhưng sờ vào mình rắn bạn sẽ thấy lạnh toát. Chúng là động vật biến nhiệt.

Động vật đẳng nhiệt luôn phải giữ cho thân nhiệt ổn định, vì vậy cần sử dụng nhiều năng lượng trong cơ thể để duy trì trạng thái này. Dùng hết thì phải bổ sung. Chẳng hạn mỗi ngày loài chim cần bổ sung một lượng thức ăn tương đương trọng lượng cơ thể mới đạt được mục đích đó. Còn như rắn, một năm bốn mùa, thân nhiệt của chúng không giống nhau, trong một ngày thân nhiệt cũng thay đổi rất lớn theo sự biến đổi nhiệt độ môi trường. Vì vậy, rắn huy động năng lượng trong cơ thể ít hơn rất nhiều so với động vật đẳng nhiệt.

So sánh giữa lợn và trăn có cùng thể trọng, nếu mỗi ngày lợn tiêu hao 150 phần vật tư năng lượng thì trăn chỉ cần một phần là đủ. Khi ngủ đông, chúng tiêu hao càng ít. Sau hơn 5 tháng nằm im, trọng lượng của trăn chỉ giảm có 2%. Trong giới động vật, rùa và chim cũng có thuật tiết kiệm năng lượng vào hàng cao thủ

Theo Hội bảo vệ TN-MT Việt Nam
  • 4,411
  • 15.630