Với ý thức bảo vệ môi trường cộng thêm thực trạng nguồn tài nguyên trên Trái đất ngày càng khan hiếm, các kiến trúc sư ở Đức đang cạnh tranh thiết kế những ngôi nhà có khả năng tiết kiệm năng lượng hiệu quả nhất.
Nhìn thoáng qua, khu chung cư Gartenstadt ở thành phố Mannheim trông không có gì khác những căn hộ bình thường nhưng chúng thu hút sự chú ý nhờ tính năng đặc biệt bên trong. Được xây dựng từ những năm đầu thập niên 1930 theo lối kiến trúc cổ điển, quần thể gồm 24 căn hộ 2 tầng rộng 1.300m2, sau khi được nâng cấp toàn diện đã trở thành hình mẫu về nhà ở tiết kiệm năng lượng. Nó còn được gọi là “ngôi nhà 3 lít”, nghĩa là để sưởi ấm,
“Ngôi nhà thụ động” sẽ giúp gia chủ tiết kiệm nhiều năng lượng trong mùa đông. (Ảnh: Passivhaustagung.de) |
Theo luật xây dựng Đức, các tòa nhà phải được trang bị lớp cách nhiệt có độ dày tối thiểu 12cm, nhưng với chung cư Gartenstadt, GBG dùng lớp cách nhiệt dày đến 20cm. Riêng trần nhà được thiết kế dày gấp 4 lần so với tiêu chuẩn và các cửa sổ cũng được gia công kỹ. Khi tòa nhà hoàn thiện, đặc tính tiết kiệm năng lượng được kiểm định cẩn thận bằng cách giảm áp suất không khí bên trong ngôi nhà sao cho tương xứng với áp suất bên ngoài, sau đó kiểm tra tốc độ luồng khí vô nhà. Cuộc thử nghiệm cho thấy nhiệt độ sau khi không khí “thấm” qua bức tường đã giảm đáng kể.
Ở bang Lower Saxony, công ty xây dựng Viebrock đang thi công những ngôi nhà chỉ tiêu thụ 2 lít dầu/m2/năm. Năm 2006, 2 phần 3 trong số 1.300 tòa nhà do Viebrock xây là nhà tiết kiệm năng lượng. Và những “ngôi nhà thụ động” đã ra đời với mục tiêu chỉ tiêu thụ dưới 1,5 lít dầu/m2/năm. Tên gọi “nhà thụ động” xuất phát từ thực tế là loại nhà này hầu như không cần đến bất kỳ hệ thống sưởi ấm nào, bởi nó chỉ cần hơi nóng thải ra từ những thiết bị nhỏ cộng thêm thân nhiệt của những người trong nhà là đủ. Với bộ phận giữ nhiệt bên trong, hệ thống thông gió tự động sẽ giúp các gian phòng thoáng đãng hơn. Hiện nay, thuật ngữ “ngôi nhà thụ động” đang được giới doanh nhân xây dựng sử dụng rộng rãi.
Ngôi nhà thụ động đầu tiên được xây dựng ở Darmstadt năm 1991 do kỹ sư công trình Wolfgang Feist thiết kế. Đến năm 1999, ông bắt đầu xây dựng những ngôi nhà dành cho đại gia đình, kế đến là các khu chung cư tiết kiệm nhiên liệu. Tòa nhà văn phòng thụ động lớn nhất thế giới tên “Energon” được xây dựng tại Ulm năm 2002. Hiện thế giới có hơn 6.000 khu nhà thụ động, bao gồm chung cư, cao ốc văn phòng, nhà xưởng, trung tâm y tế và trường học chủ yếu ở Đức, Áo và Thụy Sĩ.
Giống như “ngôi nhà thụ động”, những chữ viết tắt “KfW 60” và “KfW 40” cũng là thuật ngữ phổ biến dùng để chỉ những ngôi nhà sử dụng không tới 60 hoặc 40 kw giờ điện/m2/năm. Đức đang khuyến khích nhân dân sử dụng năng lượng hiệu quả bằng cách hỗ trợ tài chính cho những người muốn xây dựng nhà theo kiểu mới, các hộ dân có thể nộp đơn xin vay vốn ở ngân hàng KfW của chính phủ.
Song song đó, Đức cũng đang nhắm đến xu hướng xây nhà “năng lượng tích cực” – tiêu thụ khoảng 11-14 kw giờ điện/m2/năm. Chẳng những không tiêu hao năng lượng, nhà “năng lượng tích cực” do kiến trúc sư Rolf Disch ở Freiburg thiết kế còn tạo ra điện thông qua tấm pin năng lượng mặt trời lắp trên mái nhà. Lượng điện không dùng đến sẽ được bổ sung vào hệ thống đường dây. Disch khẳng định rằng gia chủ có thể tăng thu nhập hàng tháng nhờ lượng điện do ngôi nhà tạo ra. Khoản thu nhập này có thể không quá cao nhưng chắc chắn hữu ích khi giá nhiên liệu ngày càng tăng.
THANH TRÚC