Niệc cổ hung - loài chim nguy cấp bậc nhất Việt Nam

  •  
  • 325

Đây là loài chim có kích thước lớn, dài 90-120 cm, nặng 2,2-2,5kg. Trong Sách Đỏ Việt Nam, loài chim độc đáo này nằm trong diện cực kỳ nguy cấp, nguyên nhân do bị cư dân địa phương săn bắt để lấy thịt, nơi cư trú bị phân tán do rừng nguyên sinh bị tàn phá.

Niệc cổ hung (Aceros nipalensis) là một trong những loài chim có ngoại hình ấn tượng
Sinh sống ở khu vực Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Niệc cổ hung (Aceros nipalensis) là một trong những loài chim có ngoại hình ấn tượng nhất và đang ở trong tình trạng nguy cấp nhất Việt Nam

Đây là loài chim có kích thước lớn, cá thể trưởng thành dài 90-120 cm, nặng 2,2-2,5 kg.
Đây là loài chim có kích thước lớn, cá thể trưởng thành dài 90-120 cm, nặng 2,2-2,5 kg. Đặc điểm nổi bật của chúng là cái mỏ lớn màu vàng, mỏ trên có các vạch đen ở gốc mỏ


Cá thể Niệc cổ hung có túi da màu cam dưới cằm, diềm da màu xanh lam quanh mắt

Đôi khi cũng gặp chúng ở đai thấp 150 mét hay lên tới độ cao 2.200 mét
Niệc cổ hung sống định cư trong các vùng rừng cây lá rộng thường xanh, ở độ cao từ khoảng 600- 1.800 mét. Đôi khi cũng gặp chúng ở đai thấp 150 mét hay lên tới độ cao 2.200 mét


Có một số quần thể di chuyển theo mùa giữa các vùng rừng và khu vực khác nhau, thức ăn của chúng là quả mọng

Chúng làm tổ trong hốc cây cách mặt đất 10-30 mét
Chúng làm tổ trong hốc cây cách mặt đất 10-30 mét

Tại Việt Nam, Niệc cổ hung được tìm thấy tại các khu rừng ở Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái...
Tại Việt Nam, Niệc cổ hung đã được tìm thấy tại các khu rừng ở Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái và Nghệ An. Trên thế giới, chúng phân bố ở khu vực Nam Á, Nam Trung Quốc và Đông Nam Á

 Loài chim này đang suy giảm số lượng nhanh chóng ở Việt Nam.
Loài chim này đang suy giảm số lượng nhanh chóng ở Việt Nam. Trong Sách Đỏ Việt Nam, loài chim độc đáo này nằm trong diện Cực kỳ nguy cấp

Trong Sách Đỏ Việt Nam, loài chim độc đáo này nằm trong diện Cực kỳ nguy cấp

Đặc điểm nổi bật của chúng là cái mỏ lớn màu vàng, mỏ trên có các vạch đen ở gốc mỏ
Nguyên nhân đe dọa chủ yếu đối với Niệc cổ hung là do bị cư dân địa phương săn bắt để lấy thịt, vùng làm tổ và kiếm ăn bị mất, nơi cư trú bị phân tán do rừng nguyên sinh bị tàn phá

Cập nhật: 24/02/2024 ANTĐ
  • 325