Theo một nghiên cứu mới của Viện Chính sách Trái đất (Mỹ), việc tiêu thụ nước đóng chai đã tăng hơn gấp đôi trong 6 năm vừa qua và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho hệ sinh thái toàn cầu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sau khi sử dụng nước đóng chai, các loại vỏ chai nước bị vứt bỏ có nguy cơ gây hại đối với môi trường do vỏ chai nước thường được làm bằng chất dẻo khó phân hủy. Theo các nhà nghiên cứu, phải mất tới 1.000 năm, số vỏ chai rác hiện nay mới có thể phân huỷ hết sau khi được chôn xuống đất.
Cũng theo kết quả nghiên cứu trên, sự phát triển của ngành sản xuất nước đóng chai đã gây ra tình trạng thiếu nước tại một số khu vực, trong đó có Ấn Độ, nơi việc sản xuất nước khoáng và nước ngọt của hãng Coca Cola đã khiến cho hơn 50 ngôi làng bị thiếu nước sinh hoạt.