Mắc Adenovirus và bệnh cảm cúm, hô hấp có những triệu chứng khởi phát giống nhau nhất định, bởi vậy không tránh khỏi sự nhầm lẫn trong quá trình xác định bệnh.
Adeno được biết đến là loại virus gây bệnh cúm. Tuy nhiên, gần đây, nhiều ca bệnh viêm gan bí ẩn được ghi nhận có liên quan tới virus này. Bên cạnh đó, mắc Adenovirus và bệnh cảm cúm, hô hấp có những triệu chứng khởi phát giống nhau nhất định, bởi vậy không tránh khỏi sự nhầm lẫn trong quá trình xác định bệnh.
Adenovirus được phát hiện lần đầu vào năm 1953 từ mạch hạch hạnh nhân trong cơ thể con người. Virus này có thể tồn tại, gây bệnh trong thời gian dài ở ngoại cảnh, ở nhiệt độ phòng có thể tồn tại khoảng 30 ngày, 40°C có thể sống trong nhiều tháng, -200°C tồn tại được nhiều năm. Tuy nhiên, virus có thể bị tiêu diệt bởi tia cực tím và môi trường nước sôi 100°C. Virus bị mất độc lực nhanh và chết ở 56°C trong 3 - 5 phút.
Adenovirus được biết đến là nguyên nhân gây nên các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Đây là một bệnh virus cấp tính và có những triệu chứng lâm sàng rất đa dạng. Những người có sức đề kháng kém, suy giảm hệ miễn dịch, đặc biệt là trẻ em, người già và người có bệnh mạn tính sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh Adenovirus cao hơn.
Adeno được biết đến là loại virus gây bệnh cúm. (Ảnh minh họa).
Adenovirus người lưu hành rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Chúng có khả năng gây ra nhiều bệnh ở đường hô hấp nên dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác, nhất là bệnh cúm thông thường.
Với bệnh cảm cúm thông thường, người bệnh thường thấy xuất hiện các triệu chứng điển hình như: Khó thở; ho dai dẳng; Thở rít, thở khò khè; Ho ra máu; Thở nhanh.
Còn với bệnh do Adenovirus, người bệnh không chỉ có các triệu chứng ở cơ quan hô hấp mà còn có thể có nhiều biểu hiện ở các cơ quan khác.
Khi nhiễm Adenovirus, người bệnh có thể có những biểu hiện bệnh như:
Giới chức y tế Anh và Mỹ nghi ngờ Adenovirus có thể là nguyên nhân gây viêm gan bí ẩn ở trẻ em gần đây.
Theo PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh, Giám đốc Trung tâm Hô Hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ nhiễm Adenovirus thường có các biểu hiện như: Sốt cao, ho, khò khè, có thể kèm theo viêm kết mạc mắt và rối loạn tiêu hoá. Với trẻ có biểu hiện nặng thì xuất hiện tình trạng khó thở.
Về con đường lây truyền, Adenovirus có khả năng gây bệnh đường hô hấp nhưng cũng có thể gây viêm kết mạc, viêm dạ dày - ruột, viêm bàng quang. Vì vậy, Adenovirus có thể lây bệnh không chỉ qua đường hô hấp mà còn có thể cả khi quan hệ tình dục không an toàn. Trong khi đó, bệnh cảm cúm chỉ có thể lây qua đường hô hấp.
Theo TS.BS Lê Kiến Ngãi – Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện tại ở Việt Nam, chưa có vắc xin phòng ngừa Adenovirus, vì thế cách tốt nhất để kiểm soát bệnh lây lan là phát hiện sớm, cảnh giác với các yếu tố lâm sàng, yếu tố dịch tễ để không bỏ lỡ xét nghiệm; tuân thủ các biện pháp dự phòng thường uy đồng thời tuân thủ tiêm chủng các vaccine phòng bệnh đang sẵn có.
Còn theo BS Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM), trẻ mắc Adenovirrus trở nặng thường là do miễn dịch kém hay do nhiễm thêm vi trùng, nhất là vi trùng kháng thuốc. Hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vaccine phòng bệnh do Adenovirus gây ra. Vậy nên, biện pháp phòng ngừa vẫn là rửa tay, người lớn bị cảm phải tránh xa trẻ nhỏ, đeo khẩu trang đầy đủ, uống đủ nước, ăn đủ chất, ngủ đủ giấc để tăng sức đề kháng... Với trẻ nhỏ cần cho tiêm chủng đầy đủ các mũi như 6 trong 1, phế cầu, cúm... để phòng bệnh tốt hơn.
Để phòng ngừa bệnh do Adenovirus gây ra mỗi người cần có ý thức chủ động phòng tránh bệnh cho bản thân và gia đình bằng các biện pháp sau:
5 giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh viêm gan bí ẩn
Làn sóng viêm gan bí ẩn khiến hơn 1.000 trẻ mắc đã có lời giải